Tối 1/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã tổ chức triển lãm tranh giới thiệu đất nước con người Việt Nam tại gallery Apricot nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Quốc khánh Việt Nam.
Phát biểu khai mạc triển lãm mang tên "Vietnamese Soul" (tạm dịch là Hồn Việt), Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Quang Hoan nêu rõ: “Tôi thực sự tin tưởng triển lãm này sẽ giúp công chúng Anh hiểu rõ hơn về Việt Nam và đóng góp hơn nữa cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.”
Ông Roddy Gow, đại diện của Asiahouse - một tổ chức phi lợi nhuận có sứ mệnh thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Anh và các nước châu Á - cho rằng, triển lãm tranh là một dịp tốt để hiểu biết thêm về đất nước Việt Nam.
Theo ông, nếu một doanh nhân muốn tìm hiểu về một thị trường, thì anh ta nên đầu tư thời gian tìm hiểu mọi diện mạo văn hóa của thị trường đó.
Một bức tranh trong triển lãm này với nhan đề "Ngày mai" là một ví dụ rất sinh động về tác phẩm của các họa sỹ Việt Nam, nhắc chúng ta nghĩ về tương lai và nghĩ về những cơ hội kinh doanh, hoặc đi du lịch và trân trọng các loại hình văn hóa của Việt Nam.
Tranh của mười họa sỹ có tiếng ở Việt Nam được trưng bày trong dịp này như bức "Cầu Long Biên" của Lê Quý Tông, "Ngõ nhỏ" của Phạm Luận và "Các cô gái mặc áo dài" của Lim Khim Katy.
Họa sỹ Lim Khim Katy cũng có mặt tại buổi khai mạc nói: “Tôi rất hãnh diện được đem nghệ thuật của mình tới nước Anh, quảng bá cho người châu Âu biết đến dân tộc mình, nét đặc trưng của Việt Nam mình. Có thể nhiều người Anh chưa biết đến Việt Nam. Nhưng nếu ai đã từng đến thì sẽ cảm được, sẽ thấy được cái nắng, cái gió của Việt Nam, rất đặc trưng và mang nhiều nét Á Đông.”
Một trong những khách tham quan triển lãm nói, bà đã từng đến Việt Nam, được đi thăm cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long, Sapa và đón nắng gió chói chang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những bức tranh ở đây làm bà nhớ tới đất nước và con người Việt Nam. Sắp tới, bà sẽ quay trở lại.
Apricot là phòng tranh đầu tiên của Việt Nam tại Vương quốc Anh, được sử dụng dài hạn với mục đích chuyên về giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật đương đại của Việt Nam tới những người yêu mỹ thuật ở Anh nói riêng và thế giới nói chung./.
Phát biểu khai mạc triển lãm mang tên "Vietnamese Soul" (tạm dịch là Hồn Việt), Đại sứ Việt Nam tại Anh Trần Quang Hoan nêu rõ: “Tôi thực sự tin tưởng triển lãm này sẽ giúp công chúng Anh hiểu rõ hơn về Việt Nam và đóng góp hơn nữa cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.”
Ông Roddy Gow, đại diện của Asiahouse - một tổ chức phi lợi nhuận có sứ mệnh thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Anh và các nước châu Á - cho rằng, triển lãm tranh là một dịp tốt để hiểu biết thêm về đất nước Việt Nam.
Theo ông, nếu một doanh nhân muốn tìm hiểu về một thị trường, thì anh ta nên đầu tư thời gian tìm hiểu mọi diện mạo văn hóa của thị trường đó.
Một bức tranh trong triển lãm này với nhan đề "Ngày mai" là một ví dụ rất sinh động về tác phẩm của các họa sỹ Việt Nam, nhắc chúng ta nghĩ về tương lai và nghĩ về những cơ hội kinh doanh, hoặc đi du lịch và trân trọng các loại hình văn hóa của Việt Nam.
Tranh của mười họa sỹ có tiếng ở Việt Nam được trưng bày trong dịp này như bức "Cầu Long Biên" của Lê Quý Tông, "Ngõ nhỏ" của Phạm Luận và "Các cô gái mặc áo dài" của Lim Khim Katy.
Họa sỹ Lim Khim Katy cũng có mặt tại buổi khai mạc nói: “Tôi rất hãnh diện được đem nghệ thuật của mình tới nước Anh, quảng bá cho người châu Âu biết đến dân tộc mình, nét đặc trưng của Việt Nam mình. Có thể nhiều người Anh chưa biết đến Việt Nam. Nhưng nếu ai đã từng đến thì sẽ cảm được, sẽ thấy được cái nắng, cái gió của Việt Nam, rất đặc trưng và mang nhiều nét Á Đông.”
Một trong những khách tham quan triển lãm nói, bà đã từng đến Việt Nam, được đi thăm cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long, Sapa và đón nắng gió chói chang ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những bức tranh ở đây làm bà nhớ tới đất nước và con người Việt Nam. Sắp tới, bà sẽ quay trở lại.
Apricot là phòng tranh đầu tiên của Việt Nam tại Vương quốc Anh, được sử dụng dài hạn với mục đích chuyên về giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật đương đại của Việt Nam tới những người yêu mỹ thuật ở Anh nói riêng và thế giới nói chung./.
Ngân Bình-Vũ Hội/London (Vietnam+)