Ngày 15/12, tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình phối hợp với huyện Gia Viễn tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Cố đô ngàn lau.”
Cuộc triển lãm trưng bày 65 tác phẩm nghệ thuật được sáng tác trên nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, thuốc nước, lụa, bột màu, gốm và điêu khắc.
Những tác phẩm trên do các họa sĩ đã thành danh trong giới nghệ thuật và cũng là người trong một gia đình gồm Phan Dư, Phan Vi Diễn và Phan Nguyễn. Nhiều tác phẩm đã từng đoạt giải trong tỉnh, khu vực và của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử với ngàn năm văn hiến. Nơi đây được gọi là Cố đô Hoa Lư bởi tồn tại 3 vương triều vua Đinh-Lê-Lý. Tích cờ lau tập trận của vua Đinh Tiên Hoàng thuở ấu thơ giờ đây vẫn được lưu giữ nên nhóm tác giả đã lấy chủ đề “Cố đô ngàn lau” để tưởng nhớ công lao của cha ông.
Những tác phẩm trưng bày tại triển lãm được sáng tác từ năm 1971 đến nay, giới thiệu các di tích, lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh các vùng quê trong tỉnh, phản ánh các hoạt động trong đời sống kết hợp.
Chính giữa phòng trưng bày đặt bộ 3 bình gốm đất nung được chế tác ngay trên quê hương Ninh Bình, thể hiện cách điệu hình con trâu, bông lau, tôm, cua, cá trên mỗi bình và cắm 42 bông lau; phía ngoài phòng trưng bày các bình gốm, chum đất nung cắm 1.000 bông lau.
Như vậy, 1.042 bông lau là con số tượng trưng kỷ niệm 1042 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế; 1.000 bông lau tượng trưng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ngoài ra, các tác giả còn dùng chất liệu giấy để xếp hình mặt trăng, cánh cò và treo xen lẫn, tạo một không gian lãng mạn và đậm chất đồng quê.
Người xem triển lãm có liên tưởng như được sống trong thời kỳ cha ông thuở dựng nước và giữ nước ngàn năm trước, càng thêm yêu quê hương và củng cố ý thức giữ gìn đất nước cho đời sau./.
Cuộc triển lãm trưng bày 65 tác phẩm nghệ thuật được sáng tác trên nhiều chất liệu như sơn dầu, sơn mài, thuốc nước, lụa, bột màu, gốm và điêu khắc.
Những tác phẩm trên do các họa sĩ đã thành danh trong giới nghệ thuật và cũng là người trong một gia đình gồm Phan Dư, Phan Vi Diễn và Phan Nguyễn. Nhiều tác phẩm đã từng đoạt giải trong tỉnh, khu vực và của Hội Mỹ thuật Việt Nam.
Ninh Bình là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử với ngàn năm văn hiến. Nơi đây được gọi là Cố đô Hoa Lư bởi tồn tại 3 vương triều vua Đinh-Lê-Lý. Tích cờ lau tập trận của vua Đinh Tiên Hoàng thuở ấu thơ giờ đây vẫn được lưu giữ nên nhóm tác giả đã lấy chủ đề “Cố đô ngàn lau” để tưởng nhớ công lao của cha ông.
Những tác phẩm trưng bày tại triển lãm được sáng tác từ năm 1971 đến nay, giới thiệu các di tích, lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh các vùng quê trong tỉnh, phản ánh các hoạt động trong đời sống kết hợp.
Chính giữa phòng trưng bày đặt bộ 3 bình gốm đất nung được chế tác ngay trên quê hương Ninh Bình, thể hiện cách điệu hình con trâu, bông lau, tôm, cua, cá trên mỗi bình và cắm 42 bông lau; phía ngoài phòng trưng bày các bình gốm, chum đất nung cắm 1.000 bông lau.
Như vậy, 1.042 bông lau là con số tượng trưng kỷ niệm 1042 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế; 1.000 bông lau tượng trưng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Ngoài ra, các tác giả còn dùng chất liệu giấy để xếp hình mặt trăng, cánh cò và treo xen lẫn, tạo một không gian lãng mạn và đậm chất đồng quê.
Người xem triển lãm có liên tưởng như được sống trong thời kỳ cha ông thuở dựng nước và giữ nước ngàn năm trước, càng thêm yêu quê hương và củng cố ý thức giữ gìn đất nước cho đời sau./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)