Ngày 22/8, triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Đàng Trong thế kỷ 17-20” do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức, đã khai mạc tại Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Triển lãm giới thiệu hai chủ đề chính gồm di sản Phật giáo tại kinh đô Huế và di sản Phật giáo ở Đồng bằng Nam bộ.
Hơn 350 cổ vật cung đình nhà Nguyễn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 và các vật dụng của người dân vùng đồng bằng Nam bộ lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu với đông đảo công chúng.
Triển lãm còn có những bảo vật Phật giáo quý hiếm như bảo vật tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng đá (thế kỷ 18), lịch truyện Tổ Đồ (bản in thế kỷ 17)…
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết, triển lãm trưng bày những cổ vật tiêu biểu của thời đại triều Nguyễn, đặc biệt giới thiệu những bản kinh sách, bản rập các bia mộ thời Chúa Nguyễn còn sót lại sau cuộc nội chiến phong trào Tây Sơn.
Triển lãm cũng là dịp để các bạn trẻ học hỏi và nhìn lại lịch sử của cha ông từ hàng trăm năm qua.
Dịp này, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Chúa - Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và Sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước.”
Mục đích hội thảo nhằm đánh giá những đóng góp của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu với vai trò Chúa - Bồ Tát, của tiền nhân trong chiến lược mở rộng bờ cõi, xây dựng đất nước; vai trò và đóng góp của Thiên Túng đạo nhân trong việc dung hóa Phật-Khổng (Nho)-Lão mang đặc điểm Việt Nam theo mô hình quân chủ tương hợp; các vấn đề lịch sử và văn hóa thời các Chúa Nguyễn trong dòng lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 15 và 19.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề chính: sử học thời các Chúa Nguyễn; sự nghiệp của Chúa - Bồ tát Minh vương Nguyễn Phúc Chu và sự nghiệp phát triển văn hóa và xiển dương đạo Phật dưới thời này./.
Triển lãm giới thiệu hai chủ đề chính gồm di sản Phật giáo tại kinh đô Huế và di sản Phật giáo ở Đồng bằng Nam bộ.
Hơn 350 cổ vật cung đình nhà Nguyễn từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 20 và các vật dụng của người dân vùng đồng bằng Nam bộ lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu với đông đảo công chúng.
Triển lãm còn có những bảo vật Phật giáo quý hiếm như bảo vật tượng Bồ tát Quan Thế Âm bằng đá (thế kỷ 18), lịch truyện Tổ Đồ (bản in thế kỷ 17)…
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết, triển lãm trưng bày những cổ vật tiêu biểu của thời đại triều Nguyễn, đặc biệt giới thiệu những bản kinh sách, bản rập các bia mộ thời Chúa Nguyễn còn sót lại sau cuộc nội chiến phong trào Tây Sơn.
Triển lãm cũng là dịp để các bạn trẻ học hỏi và nhìn lại lịch sử của cha ông từ hàng trăm năm qua.
Dịp này, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Chúa - Bồ Tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và Sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước.”
Mục đích hội thảo nhằm đánh giá những đóng góp của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu với vai trò Chúa - Bồ Tát, của tiền nhân trong chiến lược mở rộng bờ cõi, xây dựng đất nước; vai trò và đóng góp của Thiên Túng đạo nhân trong việc dung hóa Phật-Khổng (Nho)-Lão mang đặc điểm Việt Nam theo mô hình quân chủ tương hợp; các vấn đề lịch sử và văn hóa thời các Chúa Nguyễn trong dòng lịch sử và văn hóa Việt Nam thế kỷ 15 và 19.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề chính: sử học thời các Chúa Nguyễn; sự nghiệp của Chúa - Bồ tát Minh vương Nguyễn Phúc Chu và sự nghiệp phát triển văn hóa và xiển dương đạo Phật dưới thời này./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)