Lễ khai trương giới thiệu và trưng bày “Hoàng thành Thăng Long: Lịch sử nghìn năm từ lòng đất,” tổ chức ngày 2/10, tại Hoàng thành Thăng Long, nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên các di tích, di vật về Hoàng thành Thăng Long sau khi được khai quật tại 18 Hoàng Diệu được trưng bày, giới thiệu rộng rãi với người dân cả nước và du khách quốc tế.
Trong tổng thể các di tích của khu di sản, từ nay trở đi ngoài việc thăm các di tích tiêu biểu như Cột Cờ, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hâu Lâu, Bắc Môn, nhà D67 (Tổng hành dinh quân đội nhân dân Việt Nam), du khách sẽ tiếp xúc thêm một phần các di tích đa dạng phong phú đang được bảo tồn nguyên trạng và một phần di vật tiêu biểu giới thiệu trong nhà trưng bày.
Đó là các chứng tích xác thực của các thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau hơn 1.000 năm từ thời Đại La đến thời Đinh tiền Lê, thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ, Thời Mạc, thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn.
Ngày 1/8 vừa qua, Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận là Di sản thế giới có giá trị nổi bật toàn cầu. Đó là nơi lưu giữ các chứng tích về sự giao lưu văn hóa, giao thoa các giá trị nhân văn trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và thế giới để tạo nền một nền văn hóa giàu bản sắc Việt Nam.
Đây là trung tâm quyền lực của Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử còn tiếp nối cho đến ngày hôm nay và cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện có tính nổi bật toàn cầu, liên quan đến các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Trong dịp này, Ban tổ chức đã bố trí tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhiều điểm tham quan với hơn 1.000 di vật được trưng bày, giới thiệu; trong đó, các di vật của Hoàng Thành được giới thiệu chủ yếu khai quật tại khu vực 18 Hoàng Diệu, cùng các tư liệu về thành Hà Nội của Viện Viễn đông Bác cổ và hiện vật cách mạng tại khu nhà D67.
Chương trình giới thiệu, trưng bày về di vật, di tích Hoàng thành Thăng Long: Lịch sử nghìn năm từ lòng đất sẽ kéo dài trong 10 ngày Đại lễ sau đó sẽ mở cửa hàng ngày cho người dân vào tham quan./.
Đây là lần đầu tiên các di tích, di vật về Hoàng thành Thăng Long sau khi được khai quật tại 18 Hoàng Diệu được trưng bày, giới thiệu rộng rãi với người dân cả nước và du khách quốc tế.
Trong tổng thể các di tích của khu di sản, từ nay trở đi ngoài việc thăm các di tích tiêu biểu như Cột Cờ, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hâu Lâu, Bắc Môn, nhà D67 (Tổng hành dinh quân đội nhân dân Việt Nam), du khách sẽ tiếp xúc thêm một phần các di tích đa dạng phong phú đang được bảo tồn nguyên trạng và một phần di vật tiêu biểu giới thiệu trong nhà trưng bày.
Đó là các chứng tích xác thực của các thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau hơn 1.000 năm từ thời Đại La đến thời Đinh tiền Lê, thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ, Thời Mạc, thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn.
Ngày 1/8 vừa qua, Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã được Ủy ban Di sản thế giới công nhận là Di sản thế giới có giá trị nổi bật toàn cầu. Đó là nơi lưu giữ các chứng tích về sự giao lưu văn hóa, giao thoa các giá trị nhân văn trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và thế giới để tạo nền một nền văn hóa giàu bản sắc Việt Nam.
Đây là trung tâm quyền lực của Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử còn tiếp nối cho đến ngày hôm nay và cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện có tính nổi bật toàn cầu, liên quan đến các cuộc đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Trong dịp này, Ban tổ chức đã bố trí tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhiều điểm tham quan với hơn 1.000 di vật được trưng bày, giới thiệu; trong đó, các di vật của Hoàng Thành được giới thiệu chủ yếu khai quật tại khu vực 18 Hoàng Diệu, cùng các tư liệu về thành Hà Nội của Viện Viễn đông Bác cổ và hiện vật cách mạng tại khu nhà D67.
Chương trình giới thiệu, trưng bày về di vật, di tích Hoàng thành Thăng Long: Lịch sử nghìn năm từ lòng đất sẽ kéo dài trong 10 ngày Đại lễ sau đó sẽ mở cửa hàng ngày cho người dân vào tham quan./.
Hồng Ninh (TTXVN/Vietnam+)