Theo báo Bưu điện tài chính (Canada) ngày 20/8, trong nỗ lực phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng châu Âu đang tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở châu Á, nhất là Trung Quốc, để cung cấp các dịch vụ từ vay vốn đến các hoạt động môi giới và bảo hiểm.
Theo David Marsh (người đồng sáng lập một diễn đàn ở London, chuyên kết nối các ngân hàng trung ương và các quỹ tài sản quốc gia với các ngân hàng và các nhà quản lý tài sản), phương Tây giờ đây không còn độc quyền về sự đổi mới và tính năng động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và cơ hội đang thuộc về các đại gia châu Á.
Trung Quốc là một ví dụ. quốc gia này đã có một nền kinh tế phát triển lớn hơn gấp hai lần chỉ trong vòng 5 năm qua và hiện đang có những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Sự ham muốn của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một tăng, mà minh chứng gần đây nhất là thỏa thuận mua lại công ty năng lượng hàng đầu Canada - Nexen với giá 15,1 tỷ USD.
Andre Loesekrug-Pietri, Chủ tịch một Quỹ đầu tư Trung Quốc-châu Âu, cho rằng Trung Quốc đang tham gia trong một cuộc chơi lâu dài, chấp nhận sự chờ đợi để có được giá hời.
Với sự sẵn sàng của nhiều ngân hàng và các thương nhân, các công ty Trung Quốc có cơ hội từng bước xây dựng các đội ngũ chuyên nghiệp hơn tiến tới các thương vụ mua bán khổng lồ.
Theo David Marsh, Trung Quốc đang có thêm kinh nghiệm và ngày càng thông minh hơn so với chỉ đơn giản là mua lại các ngân hàng trên bờ vực phá sản với giá cao. Marsh nói: "Những gì chúng ta đang thấy bây giờ chỉ là tiền thân của một sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong vòng 10 năm tới."
Theo số liệu của nhóm tư vấn Rhodium ở New York, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 526 triệu USD vào dịch vụ tài chính và bảo hiểm tại châu Âu trong giai đoạn 2000-2011, chỉ tương đương với 2,5% tổng đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh tại 27 quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, tham vọng biến London thành một trung tâm giao dịch của đồng nhân dân tệ, cùng với sự hiện diện của các công ty Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, sẽ đảm bảo cho Bắc Kinh các cơ hội để mở rộng hệ thống dịch vụ tài chính hơn nữa.
Trong một báo cáo gần đây, Rhodium nói rằng các nhà cung cấp dịch vụ Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ từ trong nước ra nước ngoài, với một thực tế là Trung Quốc đang có các ngân hàng hoạt động trên tất cả các thị trường chính ở châu Âu./.
Theo David Marsh (người đồng sáng lập một diễn đàn ở London, chuyên kết nối các ngân hàng trung ương và các quỹ tài sản quốc gia với các ngân hàng và các nhà quản lý tài sản), phương Tây giờ đây không còn độc quyền về sự đổi mới và tính năng động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và cơ hội đang thuộc về các đại gia châu Á.
Trung Quốc là một ví dụ. quốc gia này đã có một nền kinh tế phát triển lớn hơn gấp hai lần chỉ trong vòng 5 năm qua và hiện đang có những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Sự ham muốn của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày một tăng, mà minh chứng gần đây nhất là thỏa thuận mua lại công ty năng lượng hàng đầu Canada - Nexen với giá 15,1 tỷ USD.
Andre Loesekrug-Pietri, Chủ tịch một Quỹ đầu tư Trung Quốc-châu Âu, cho rằng Trung Quốc đang tham gia trong một cuộc chơi lâu dài, chấp nhận sự chờ đợi để có được giá hời.
Với sự sẵn sàng của nhiều ngân hàng và các thương nhân, các công ty Trung Quốc có cơ hội từng bước xây dựng các đội ngũ chuyên nghiệp hơn tiến tới các thương vụ mua bán khổng lồ.
Theo David Marsh, Trung Quốc đang có thêm kinh nghiệm và ngày càng thông minh hơn so với chỉ đơn giản là mua lại các ngân hàng trên bờ vực phá sản với giá cao. Marsh nói: "Những gì chúng ta đang thấy bây giờ chỉ là tiền thân của một sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong vòng 10 năm tới."
Theo số liệu của nhóm tư vấn Rhodium ở New York, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 526 triệu USD vào dịch vụ tài chính và bảo hiểm tại châu Âu trong giai đoạn 2000-2011, chỉ tương đương với 2,5% tổng đầu tư trực tiếp của Bắc Kinh tại 27 quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, tham vọng biến London thành một trung tâm giao dịch của đồng nhân dân tệ, cùng với sự hiện diện của các công ty Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ ở châu Âu, sẽ đảm bảo cho Bắc Kinh các cơ hội để mở rộng hệ thống dịch vụ tài chính hơn nữa.
Trong một báo cáo gần đây, Rhodium nói rằng các nhà cung cấp dịch vụ Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ từ trong nước ra nước ngoài, với một thực tế là Trung Quốc đang có các ngân hàng hoạt động trên tất cả các thị trường chính ở châu Âu./.
Thanh Hải (TTXVN)