Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản

Trung Quốc đã nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, được áp dụng từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, khi cho phép nhập khẩu sản phẩm gạo truyền thống của tỉnh Nigata, Nhật Bản.
Trung Quốc nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản ảnh 1(Nguồn: Bloomberg)

Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản ngày 29/11 thông báo Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, được áp dụng từ sau thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, khi cho phép nhập khẩu sản phẩm gạo truyền thống của tỉnh Niigata, Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên sau 7 năm, việc xuất khẩu gạo của tỉnh Niigata sang Trung Quốc được thực hiện, sau khi Trung Quốc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm thực phẩm từ một số địa phương địa phương của Nhật Bản do lo ngại vấn đề phóng xạ.

Phát biểu với báo giới, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga hoan nghênh quyết định của phía Trung Quốc và cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ nỗ lực để yêu cầu Trung Quốc tiếp tục dỡ bỏ một phần hoặc hoàn toàn lệnh cấm trên cơ sở kết quả kiểm chứng khoa học mức độ an toàn phóng xạ.

Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và thức ăn chăn nuôi được sản xuất tại 10 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản.

[IOC ấn tượng về sự hồi sinh của Fukushima sau thảm họa hạt nhân]

Ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore cũng hạn chế nhập khẩu thực phẩm do lo ngại vấn đề phóng xạ sau thảm họa tại nhà máy hạt nhân Fukushima.

Hồi tuần trước, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) cũng thông báo tiếp tục giữ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ 5 tỉnh của Nhật Bản.

Xuất khẩu thực phẩm từ Nhật Bản sang Trung Quốc đạt 100,7 tỷ yen (885 triệu USD) trong năm ngoái./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.