Báo Văn Hối của Hong Kong ngày 13/3 dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc Trương Lực Quân cho biết nước này đang quan tâm theo dõi sát sao về những ảnh hưởng của động đất đối với hạ tầng hạt nhân của Nhật Bản.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Nhật Bản, Trung Quốc sẽ có những điều chỉnh thích đáng đối với chiến lược và quy hoạch phát triển điện hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thay đổi quyết tâm và kế hoạch phát triển điện hạt nhân.
Thứ trưởng Trương Lực Quân cũng nói tất cả trang thiết bị của 13 nhà máy điện hạt nhân hiện có của Trung Quốc đều vận hành an toàn, chỉ tiêu chất thải đều thấp hơn chuẩn chất thải quốc tế cũng như chuẩn chất thải trong nước và sóng thần nảy sinh từ động đất ở Nhật Bản không gây ra bất cứ ảnh hưởng mang tính phá hoại nào đối với nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á và nhà máy điện hạt nhân Lãnh Áo ở Thâm Quyến (Quảng Đông).
Theo Thứ trưởng Trương Lực Quân, Cục An toàn Hạt nhân nước này đã tiến hành liên hệ với Viện Bảo vệ an ninh nguyên tử Nhật Bản và khởi động hệ thống giám sát an toàn hạt nhân của các thành phố vùng duyên hải để kiểm tra xem liệu rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản có ảnh hưởng tới Trung Quốc hay không.
Tới nay, kết quả kiểm tra cho thấy tất cả đều bình thường, rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản chưa gây ra ảnh hưởng đối với Trung Quốc.
Trong diễn biến liên quan, hãng thông tấn Trung Tân (CNS) của Trung Quốc dẫn lời của một quan chức hữu quan thuộc Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông cho biết nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á và nhà máy điện hạt nhân Lãnh Áo nằm bên bờ biển, khi thiết kế đã tính tới các biện pháp phòng chống sóng thần, có thể chống lại sóng thần cao khoảng 6,5 mét.
Theo CNS, đối với các nhà máy điện hạt nhân thuộc Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông đã đưa vào vận hành như Vịnh Đại Á, Lãnh Áo ở Thâm Quyến hay các nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng như Hồng Duyên Hà, Ninh Đức ở Liêu Ninh, Thái Sơn ở Quảng Đông… khi chọn địa điểm và trong giai đoạn thiết kế, Trung Quốc đều tính toán đầy đủ tới nhân tố động đất và các tai họa thiên nhiên khác, đa phần chọn ở khu vực duyên hải có kết cấu địa chất ổn định.
Trong quá trình thi công xây dựng, nước này cũng áp dụng các biện pháp hữu hiệu phòng chống động đất mạnh, thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa theo chiều sâu. Báo cáo phân tích an toàn của các nhà máy điện hạt nhân đều được Cục An toàn Hạt nhân thẩm tra nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân thông thường cũng được đặt ở nơi cao hơn mực nước biển gần đó, cộng thêm sự bảo vệ của các đê chắn sóng tạo bởi các khối bê tông nặng từ 14 tấn đến 40 tấn và việc chất phóng xạ và môi trường được cách ly bởi ba tầng bảo vệ kiên cố, nên có thể chống lại một cách hữu hiệu những tai họa thiên nhiên như sóng thần, sóng lớn gây ra bởi bão mạnh…/.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Nhật Bản, Trung Quốc sẽ có những điều chỉnh thích đáng đối với chiến lược và quy hoạch phát triển điện hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thay đổi quyết tâm và kế hoạch phát triển điện hạt nhân.
Thứ trưởng Trương Lực Quân cũng nói tất cả trang thiết bị của 13 nhà máy điện hạt nhân hiện có của Trung Quốc đều vận hành an toàn, chỉ tiêu chất thải đều thấp hơn chuẩn chất thải quốc tế cũng như chuẩn chất thải trong nước và sóng thần nảy sinh từ động đất ở Nhật Bản không gây ra bất cứ ảnh hưởng mang tính phá hoại nào đối với nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á và nhà máy điện hạt nhân Lãnh Áo ở Thâm Quyến (Quảng Đông).
Theo Thứ trưởng Trương Lực Quân, Cục An toàn Hạt nhân nước này đã tiến hành liên hệ với Viện Bảo vệ an ninh nguyên tử Nhật Bản và khởi động hệ thống giám sát an toàn hạt nhân của các thành phố vùng duyên hải để kiểm tra xem liệu rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản có ảnh hưởng tới Trung Quốc hay không.
Tới nay, kết quả kiểm tra cho thấy tất cả đều bình thường, rò rỉ hạt nhân ở Nhật Bản chưa gây ra ảnh hưởng đối với Trung Quốc.
Trong diễn biến liên quan, hãng thông tấn Trung Tân (CNS) của Trung Quốc dẫn lời của một quan chức hữu quan thuộc Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông cho biết nhà máy điện hạt nhân Vịnh Đại Á và nhà máy điện hạt nhân Lãnh Áo nằm bên bờ biển, khi thiết kế đã tính tới các biện pháp phòng chống sóng thần, có thể chống lại sóng thần cao khoảng 6,5 mét.
Theo CNS, đối với các nhà máy điện hạt nhân thuộc Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông đã đưa vào vận hành như Vịnh Đại Á, Lãnh Áo ở Thâm Quyến hay các nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng như Hồng Duyên Hà, Ninh Đức ở Liêu Ninh, Thái Sơn ở Quảng Đông… khi chọn địa điểm và trong giai đoạn thiết kế, Trung Quốc đều tính toán đầy đủ tới nhân tố động đất và các tai họa thiên nhiên khác, đa phần chọn ở khu vực duyên hải có kết cấu địa chất ổn định.
Trong quá trình thi công xây dựng, nước này cũng áp dụng các biện pháp hữu hiệu phòng chống động đất mạnh, thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng ngừa theo chiều sâu. Báo cáo phân tích an toàn của các nhà máy điện hạt nhân đều được Cục An toàn Hạt nhân thẩm tra nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, các nhà máy điện hạt nhân thông thường cũng được đặt ở nơi cao hơn mực nước biển gần đó, cộng thêm sự bảo vệ của các đê chắn sóng tạo bởi các khối bê tông nặng từ 14 tấn đến 40 tấn và việc chất phóng xạ và môi trường được cách ly bởi ba tầng bảo vệ kiên cố, nên có thể chống lại một cách hữu hiệu những tai họa thiên nhiên như sóng thần, sóng lớn gây ra bởi bão mạnh…/.
Hà Ngọc/Hong Kong (Vietnam+)