Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung dầu mỏ để bù cho lượng dầu nhập khẩu giảm từ Iran.
Các nguồn tin công nghiệp cho biết, Trung Quốc đã tăng cường mua dầu thô từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới hiện nay là Arập Xêút. Bên cạnh đó, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới cũng tăng nhập khẩu dầu thô từ Tây Phi, Nga và Australia.
Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của Iran, chiếm khoảng 20% tổng khối lượng xuất khẩu của nước này, song kể từ tháng 1/2012 Trung Quốc đã giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran xuống còn khoảng 285.000 thùng/ngày, chỉ bằng một nửa lượng tương ứng năm 2011.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút đạt 9,76 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2012, tăng 360.000 thùng so với mức tương ứng của tháng 10. Trung bình, lượng dầu Arập Xêút xuất khẩu sang khu vực Đông Á tăng 200.000 thùng/ngày, chủ yếu là tới thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu xu hướng tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Arập Xêút và một số thị trường cung cấp khác có tiếp tục diễn ra hay không, một khi Trung Quốc hoàn tất các điều khoản trong hợp đồng cung cấp với Iran.
Một số nhà giao dịch dầu mỏ cho rằng việc Trung Quốc tăng cường mua dầu thô từ các nhà cung cấp khác là nhằm gia tăng vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán về giá dầu thô với Iran, nhất là khi Iran đang tìm cách giữ chân các khách hàng trung thành trước các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.
Tuy nhiên, một quan chức giấu tên trong Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc thừa nhận: "Nguồn dầu thô từ Iran là rất quan trọng và không dễ để thay thế tất cả dầu thô nhập khẩu từ Iran."
Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cũng xác nhận lượng dầu nhập khẩu từ Arập Xêút có tăng trong những tháng gần đây, song không nhiều như các nguồn tin công nghiệp. Cụ thể, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 1,12 triệu thùng/ngày từ Arập Xêút trong tháng 12/2011, giảm từ mức 1,17 triệu thùng/ngày của tháng 11, song vẫn cao hơn con số 1,07 triệu thùng/ngày của tháng 10./.
Các nguồn tin công nghiệp cho biết, Trung Quốc đã tăng cường mua dầu thô từ nước xuất khẩu hàng đầu thế giới hiện nay là Arập Xêút. Bên cạnh đó, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới cũng tăng nhập khẩu dầu thô từ Tây Phi, Nga và Australia.
Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của Iran, chiếm khoảng 20% tổng khối lượng xuất khẩu của nước này, song kể từ tháng 1/2012 Trung Quốc đã giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran xuống còn khoảng 285.000 thùng/ngày, chỉ bằng một nửa lượng tương ứng năm 2011.
Trong khi đó, theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút đạt 9,76 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2012, tăng 360.000 thùng so với mức tương ứng của tháng 10. Trung bình, lượng dầu Arập Xêút xuất khẩu sang khu vực Đông Á tăng 200.000 thùng/ngày, chủ yếu là tới thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu xu hướng tăng cường nhập khẩu dầu thô từ Arập Xêút và một số thị trường cung cấp khác có tiếp tục diễn ra hay không, một khi Trung Quốc hoàn tất các điều khoản trong hợp đồng cung cấp với Iran.
Một số nhà giao dịch dầu mỏ cho rằng việc Trung Quốc tăng cường mua dầu thô từ các nhà cung cấp khác là nhằm gia tăng vị thế của nước này trong các cuộc đàm phán về giá dầu thô với Iran, nhất là khi Iran đang tìm cách giữ chân các khách hàng trung thành trước các lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) nhằm buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.
Tuy nhiên, một quan chức giấu tên trong Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc thừa nhận: "Nguồn dầu thô từ Iran là rất quan trọng và không dễ để thay thế tất cả dầu thô nhập khẩu từ Iran."
Số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc cũng xác nhận lượng dầu nhập khẩu từ Arập Xêút có tăng trong những tháng gần đây, song không nhiều như các nguồn tin công nghiệp. Cụ thể, Trung Quốc nhập khẩu tổng cộng 1,12 triệu thùng/ngày từ Arập Xêút trong tháng 12/2011, giảm từ mức 1,17 triệu thùng/ngày của tháng 11, song vẫn cao hơn con số 1,07 triệu thùng/ngày của tháng 10./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)