Chiều 20/12, Cục Hóa chất Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) chính thức ra mắt hoạt động Trung tâm Thông tin REACH/RoHS (RRIC).
Trung tâm này ra mắt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu hóa chất vào thị trường EU.
Phát biểu tại lễ ra mắt Trung tâm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết REACH và RoHS là một trong số các quy định khá phức tạp của EU, có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Mục tiêu bao trùm của các chính sách và quy định của EU là nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe con người và an toàn môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định mới này không chỉ mang lại những lợi ích tích cực mà còn đi kèm các thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất hóa chất, các đối tượng tham gia vào ngành công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hiện EU là đối tác thương mại rất quan trọng của Việt Nam, chiếm tới 17% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước. Riêng trong năm 2010, Việt Nam là quốc gia xuất siêu vào EU với kim ngạch xuất khẩu lên tới 11 tỷ USD.
Đánh giá cao sự ra đời của RRIC, Trưởng đại diện UNIDO Việt Nam Patrick Jean Gilabert nhấn mạnh là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không chỉ có các cơ hội thuận lợi mà còn phải đối mặt với những thách thức; trong đó có việc tuân thủ đầy đủ các cam kết về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và các biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe con người, môi trường và động thực vật.
Vì vậy, việc trang bị cho doanh nghiệp kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về quy định REACH và RoHS là điều rất cần thiết đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa công nghiệp như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn...
UNIDO cam kết tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho RRIC nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn các quy định của EU để thành công hơn trong hoạt động xuất khẩu vào EU.
Theo Tiến sĩ Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất, REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép) và Restriction (hạn chế) cho hóa chất.
Mục đích của quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU.
RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances - hạn chế một số chất nguy hại liên quan đến 6 loại hóa chất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất: cadmium (Cd), thủy ngân (Hg), chromium hóa trị 6, hợp chất của brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers) và chì (Pb)./.
Trung tâm này ra mắt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu hóa chất vào thị trường EU.
Phát biểu tại lễ ra mắt Trung tâm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho biết REACH và RoHS là một trong số các quy định khá phức tạp của EU, có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Mục tiêu bao trùm của các chính sách và quy định của EU là nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe con người và an toàn môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định mới này không chỉ mang lại những lợi ích tích cực mà còn đi kèm các thách thức không nhỏ đối với các nhà sản xuất hóa chất, các đối tượng tham gia vào ngành công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu vào EU, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hiện EU là đối tác thương mại rất quan trọng của Việt Nam, chiếm tới 17% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước. Riêng trong năm 2010, Việt Nam là quốc gia xuất siêu vào EU với kim ngạch xuất khẩu lên tới 11 tỷ USD.
Đánh giá cao sự ra đời của RRIC, Trưởng đại diện UNIDO Việt Nam Patrick Jean Gilabert nhấn mạnh là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam không chỉ có các cơ hội thuận lợi mà còn phải đối mặt với những thách thức; trong đó có việc tuân thủ đầy đủ các cam kết về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và các biện pháp bảo vệ an toàn sức khỏe con người, môi trường và động thực vật.
Vì vậy, việc trang bị cho doanh nghiệp kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ về quy định REACH và RoHS là điều rất cần thiết đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa công nghiệp như hóa chất, nhuộm, in, vải sợi, may mặc, giày dép, đồ chơi, đồ điện tử, vật dụng trong nhà, đồ gỗ, mỹ phẩm, chất thơm trong nến, sơn...
UNIDO cam kết tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho RRIC nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn các quy định của EU để thành công hơn trong hoạt động xuất khẩu vào EU.
Theo Tiến sĩ Phùng Hà - Cục trưởng Cục Hóa chất, REACH là cụm từ viết tắt cho Registration (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép) và Restriction (hạn chế) cho hóa chất.
Mục đích của quy định REACH là đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người và môi trường ở mức cao bằng cách áp dụng các phương pháp đánh giá độ nguy hại của các chất mà không ảnh hưởng đến lưu thông hóa chất trong thị trường EU.
RoSH được viết tắt từ Restriction of Certain Hazardous Substances - hạn chế một số chất nguy hại liên quan đến 6 loại hóa chất nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất: cadmium (Cd), thủy ngân (Hg), chromium hóa trị 6, hợp chất của brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers) và chì (Pb)./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)