Một tòa án tại Bỉ đã từ chối yêu cầu cấm phát hành cuốn truyện “Tintin in the Congo” (Tintin tại Congo) sau khi một người đàn ông Congo đâm đơn kiện với lí do cho rằng cuốn truyện tranh nổi tiếng trên tràn đầy những hình ảnh phân biệt chủng tộc với người Châu Phi.
Tòa án Brussels chỉ rõ ra rằng luật chống phân biệt chủng tộc tại Bỉ chỉ được áp dụng khi có một sự phân biệt với chủ đích nhắm vào ai đó, theo lời luật sư của ông Bienvenu Mbutu Mondondo, người đã cố gắng ngăn chặn việc phát hành cuốn sách trên.
Tòa án cho rằng nếu xét theo bối cảnh lịch sử - cuốn truyện được vẽ vào kỉ nguyên thuộc địa năm 1931- tác giả Herge “không thể có chủ đích” phân biệt, theo luật sư Ahmed L'Hedim trả lời hãng AFP.
Trong bốn năm trở lại đây, ông Mbutu Mondondo đã cố gắng để cấm phát hành cuốn sách hoặc ít nhất cũng yêu cầu các cửa hàng phải có một lời cảnh báo trên bìa hay thêm vào lời đề tựa nhằm giải thích rằng cuốn truyện đã được viết vào một thời đại khác, giống như những cuốn sách bản tiếng Anh.
“Đó là một cuốn sách đầy rẫy sự phân biệt và ủng hộ chủ nghĩa đô hộ cũng như sự lấn lướt của người da trắng so với người da đen,” ông tuyên bố vào năm ngoái.
Cả hai đề nghị của ông đều đã bị từ chối song các luật sư của Mbutu cho biết ông sẽ khiếu kiện vào ngày thứ Hai tới.
Một người đại diện cho nhà xuất bản Pháp Casterman và công ty Bỉ Moulinsart, vốn đang nắm bản quyển của loạt truyện Tintin, lại hoan nghênh phán quyết trên với “sự hài lòng tuyệt đối.”
“Quyết định này hết sức đúng đắn. Bạn phải đặt câu truyện vào đúng hoàn cảnh và so sánh nó với những thông tin, hình mẫu rập khuôn vào thời điểm đó,” theo lời của ông Alain Berenbam, người từng cho rằng việc cấm đoán đồng nghĩa với che mờ đi nhiều phần của cuốn sách.
Herge, tên thật là Georges Remi (1907-1983), đã lên tiếng bảo vệ cuốn sách khi cho rằng đó chỉ là một sự phản ánh những góc nhìn vào thời điểm ấy. Một số cảnh trong truyện đã được chỉnh sửa trong những lần tái bản sau./.
Tòa án Brussels chỉ rõ ra rằng luật chống phân biệt chủng tộc tại Bỉ chỉ được áp dụng khi có một sự phân biệt với chủ đích nhắm vào ai đó, theo lời luật sư của ông Bienvenu Mbutu Mondondo, người đã cố gắng ngăn chặn việc phát hành cuốn sách trên.
Tòa án cho rằng nếu xét theo bối cảnh lịch sử - cuốn truyện được vẽ vào kỉ nguyên thuộc địa năm 1931- tác giả Herge “không thể có chủ đích” phân biệt, theo luật sư Ahmed L'Hedim trả lời hãng AFP.
Trong bốn năm trở lại đây, ông Mbutu Mondondo đã cố gắng để cấm phát hành cuốn sách hoặc ít nhất cũng yêu cầu các cửa hàng phải có một lời cảnh báo trên bìa hay thêm vào lời đề tựa nhằm giải thích rằng cuốn truyện đã được viết vào một thời đại khác, giống như những cuốn sách bản tiếng Anh.
“Đó là một cuốn sách đầy rẫy sự phân biệt và ủng hộ chủ nghĩa đô hộ cũng như sự lấn lướt của người da trắng so với người da đen,” ông tuyên bố vào năm ngoái.
Cả hai đề nghị của ông đều đã bị từ chối song các luật sư của Mbutu cho biết ông sẽ khiếu kiện vào ngày thứ Hai tới.
Một người đại diện cho nhà xuất bản Pháp Casterman và công ty Bỉ Moulinsart, vốn đang nắm bản quyển của loạt truyện Tintin, lại hoan nghênh phán quyết trên với “sự hài lòng tuyệt đối.”
“Quyết định này hết sức đúng đắn. Bạn phải đặt câu truyện vào đúng hoàn cảnh và so sánh nó với những thông tin, hình mẫu rập khuôn vào thời điểm đó,” theo lời của ông Alain Berenbam, người từng cho rằng việc cấm đoán đồng nghĩa với che mờ đi nhiều phần của cuốn sách.
Herge, tên thật là Georges Remi (1907-1983), đã lên tiếng bảo vệ cuốn sách khi cho rằng đó chỉ là một sự phản ánh những góc nhìn vào thời điểm ấy. Một số cảnh trong truyện đã được chỉnh sửa trong những lần tái bản sau./.
L.Q (Vietnam+)