Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội NguyễnThị Kim Ngân đề nghị trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần có nhữngchính sách, chương trình hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa trong việc giảiquyết những vấn đề tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động-phòng chốngcháy nổ; triển khai có hiệu quả Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh laođộng giai đoạn 2011-2015. Các cấp, các ngành, địa phương đẩy nhanh việc sửa đổi,bổ sung, hoàn thiện các văn bản phát luật về an toàn, vệ sinh lao động, phòngchống cháy nổ.
Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp và người lao động cần nghiêm túc thựchiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động-phòng chốngcháy nổ.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh, năm 2010, cảnước xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động, giảm 18% so với năm 2009, làm 5.307 ngườibị tai nạn, giảm 17,1%; trong đó có hơn 550 vụ tai nạn làm chết 601 người, 1260người bị thương nặng. Số vụi tai nạn lao động có người chết tăng 9,27%, thiệthại về vật chất 137,5 tỷ đồng và gần 75.500 ngày công lao động.
10 địa phương có số người chết cao vì tai nạn lao động là Thành phố Hồ ChíMinh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, LongAn, Hải Dương và Quảng Bình.
Theo Thứ trưởng, nguyên nhân chính dẫn tới các vụ tai nạn lao động đó làngười sử dụng lao động trang bị các thiết bị không đảm bảo an toàn, không huấnluyện về an toàn lao động cho người lao động, không đưa ra quy trình, biện phápan toàn lao động, không có thiết bị an toàn chiếm gần 24%. Người lao động viphạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệcá nhân chiếm hơn 38%.
Trong năm 2010, cả nước đã có hơn 29.100 cơ sở sản xuất được đo kiểm tra môitrường, tăng 10% so với năm 2009, số mẫu đo kiểm môi trường vượt tiêu chuẩn chophép hơn 10%, giảm 3% so với năm 2009, chủ yếu là yếu tố bụi, vi khí hậu, ánhsáng, ồn, rung. Đến năm 2010 có gần 27.000 người mắc bệnh nghề nghiệp. Trongnăm, cả nước đã xảy ra 2.260 vụ cháy, nổ, tăng 14,95% so với năm 2009, 84 ngườichết, 246 người bị thương , thiệt hại về tài sản ước tính 618,3 tỷ đồng....
Thời gian tới, các bộ, ngành địa phương, các tổ chức đoàn thể và các doanhnghiệp trong cả nước tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông,huấn luyện và hướng dẫn thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động-phòng chốngcháy nổ tới người sử dụng lao động và người lao động; trong đó chú trọng vào khuvực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và những lĩnh vực có nguy cơ, rủiro cao, không đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ nhưxây dựng, khai thác khoáng sản, hóa chất, sử dụng điện.
Các cấp, các ngành chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả Chương trình quốcgia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015; kiện toàn về tổ chức vànâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước vềan toàn vệ sinh lao động, khẩntrương hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa các dịch vụ như kiểm định kỹthuật an toàn, huấn luyện, tư vấn an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát được tăng cường tại cáclĩnh vực, các khu vực có nguy cơ, rủi ro cao, mất an toàn vệ sinh lao động và dễxẩy ra cháy nổ. Các cấp, các ngành tăng cường hợp tác quốc tế về an toàn vệ sinhlao động-phòng chống cháy nổ…
Tại buổi lễ, các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc về công tác an toàn vệ sinhlao động - phòng chống cháy nổ trong cả nước đã được trao tặng Bằng khen của Thủtướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liênđoàn Lao độngViệt Nam.
Ngay sau lễ phát động, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ Công an, Côngan tỉnh Quảng Ngãi và Sở Y tế Quảng Ngãi tổ chức thao diễn phòng cháy chữa cháyvà sơ cấp cứu tại bến số 1 cảng Dung Quất, Khu kinh tế Dung Quất.
Thông qua buổi thao diễn này, các lực lượng sẽ nâng cao được tính chủ động,khả năng sẵn sàng tham gia phối hợp giữa các lực lượng khi có tình huống xấu xảyra./.