Mặc dù theo thông báo của ban tổ chức, đến 9 giờ sáng nay, ngày 12/4, người dân mới chính thức được vào hành lễ trên Đền Hùng nhưng từ sáng sớm, rất đông người dân đã túc trực bên ngoài để tận mắt chứng kiến đoàn diễu hành dâng hương lên Đền Hùng.
Có mặt tại đường dẫn lên đền Hạ từ sáng sớm, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (Ba Vì, Hà Nội) cho hay, đây là năm đầu tiên chị lên đất Tổ, nên không biết phải đến giờ lối vào mới được “thông.”
“Ngồi đây chờ dù chưa được vào nhưng may là chúng tôi cũng được nhìn thấy cả đoàn rước đi qua,” chị Hà cho hay.
Tại đường dẫn lên đền, theo quan sát của nhóm phóng viên, hàng trăm người dân đã tập trung, ngóng về phía quảng trường chính. Người đứng, người ngồi la liệt. Thậm chí, có những người đã túc trực từ đêm hôm trước để có thể vào đền ngay khi hàng rào được mở ra.
Bác Phạm Văn Dũng (Sông Công, Thái Nguyên) cùng cả gia đình cũng đã có mặt tại khoảng sân trước đường dẫn vào đền từ 22 giờ đêm hôm trước. Ngồi trông cho vợ vẫn đang ngủ, bác hồ hởi: “Mặc dù chúng tôi không thể thuê được phòng nghỉ nhưng ngủ đêm tại đây, cả nhà lại có thể vào đền sớm nhất.”
7 giờ sáng, lễ dâng hương chính thức bắt đầu. Biển người bên ngoài cũng xôn xao dõi theo từng bước chân của đoàn lễ. Những điểm cao như Bảo tàng Hùng Vương cũng được tận dụng làm điểm ngóng về núi Hùng.
Càng sát đến giờ G, lượng người đổ về phía đường dẫn lên các đền càng đông hơn. Các loại hình dịch vụ cũng được dịp lên ngôi tại khu vực này.
Chị Hải, một người chuyên cho thuê chiếu nghỉ chân tại khu vực gần đền cho hay, vào những ngày này, mỗi ngày chị có thể kiếm được tiền triệu. Giá cho mỗi một lần nghỉ à 20.000 đồng.
Chịu nhiều khoản phí khá đắt đỏ, nhưng khách thập phương vẫn rất háo hức đợi đến giờ mở cửa để dâng hương lên đất Tổ. Nhiều người, tranh thủ thời gian đã đi thăm thú các di tích khác quanh khuôn viên như bảo tàng, gian trại của các huyện.
“Chưa được vào nên chúng tôi cũng có nhiều điều kiện để tìm hiểu văn hóa của Phú Thọ. Vừa về đất Tổ, lại vừa được biết thêm về truyền thống của mảnh đất này thì không còn gì bằng,” anh Nguyễn Văn Học (Thái Bình) nói.
Ban tổ chức cũng đã tổ chức múa lân ở sân để cho người dân thưởng thức. Nhiều du khách nước ngoài cũng rất thích thú với những nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.
Anh Sơn, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội cho hay, mặc dù đã được báo trước là nếu đi vào chính hội sẽ rất đông nhưng đoàn khách từ Anh của công ty anh cũng vẫn quyết tâm đi. Họ muốn nhìn thấy một Việt Nam của văn hóa lễ hội đặc sắc.
Đúng 9 giờ, cửa vào đền được mở. Đoàn người trong niềm mong chờ bắt đầu ùn ùn kéo theo các đường đổ về phía đền chính để dâng hương./.
Có mặt tại đường dẫn lên đền Hạ từ sáng sớm, gia đình chị Nguyễn Thị Hà (Ba Vì, Hà Nội) cho hay, đây là năm đầu tiên chị lên đất Tổ, nên không biết phải đến giờ lối vào mới được “thông.”
“Ngồi đây chờ dù chưa được vào nhưng may là chúng tôi cũng được nhìn thấy cả đoàn rước đi qua,” chị Hà cho hay.
Tại đường dẫn lên đền, theo quan sát của nhóm phóng viên, hàng trăm người dân đã tập trung, ngóng về phía quảng trường chính. Người đứng, người ngồi la liệt. Thậm chí, có những người đã túc trực từ đêm hôm trước để có thể vào đền ngay khi hàng rào được mở ra.
Bác Phạm Văn Dũng (Sông Công, Thái Nguyên) cùng cả gia đình cũng đã có mặt tại khoảng sân trước đường dẫn vào đền từ 22 giờ đêm hôm trước. Ngồi trông cho vợ vẫn đang ngủ, bác hồ hởi: “Mặc dù chúng tôi không thể thuê được phòng nghỉ nhưng ngủ đêm tại đây, cả nhà lại có thể vào đền sớm nhất.”
7 giờ sáng, lễ dâng hương chính thức bắt đầu. Biển người bên ngoài cũng xôn xao dõi theo từng bước chân của đoàn lễ. Những điểm cao như Bảo tàng Hùng Vương cũng được tận dụng làm điểm ngóng về núi Hùng.
Càng sát đến giờ G, lượng người đổ về phía đường dẫn lên các đền càng đông hơn. Các loại hình dịch vụ cũng được dịp lên ngôi tại khu vực này.
Chị Hải, một người chuyên cho thuê chiếu nghỉ chân tại khu vực gần đền cho hay, vào những ngày này, mỗi ngày chị có thể kiếm được tiền triệu. Giá cho mỗi một lần nghỉ à 20.000 đồng.
Chịu nhiều khoản phí khá đắt đỏ, nhưng khách thập phương vẫn rất háo hức đợi đến giờ mở cửa để dâng hương lên đất Tổ. Nhiều người, tranh thủ thời gian đã đi thăm thú các di tích khác quanh khuôn viên như bảo tàng, gian trại của các huyện.
“Chưa được vào nên chúng tôi cũng có nhiều điều kiện để tìm hiểu văn hóa của Phú Thọ. Vừa về đất Tổ, lại vừa được biết thêm về truyền thống của mảnh đất này thì không còn gì bằng,” anh Nguyễn Văn Học (Thái Bình) nói.
Ban tổ chức cũng đã tổ chức múa lân ở sân để cho người dân thưởng thức. Nhiều du khách nước ngoài cũng rất thích thú với những nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.
Anh Sơn, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội cho hay, mặc dù đã được báo trước là nếu đi vào chính hội sẽ rất đông nhưng đoàn khách từ Anh của công ty anh cũng vẫn quyết tâm đi. Họ muốn nhìn thấy một Việt Nam của văn hóa lễ hội đặc sắc.
Đúng 9 giờ, cửa vào đền được mở. Đoàn người trong niềm mong chờ bắt đầu ùn ùn kéo theo các đường đổ về phía đền chính để dâng hương./.
Xem chùm ảnh lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng tại đây |
Nhóm PV (Vietnam+)