Tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden

Bề ngoài, quan hệ Mỹ-Nga có những dấu hiệu đầy triển vọng, tuy nhiên, tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời chính quyền Joe Biden sẽ vẫn mịt mù bởi thiếu các nền tảng hợp tác ổn định.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và ông Joe Biden trong cuộc gặp tại Moskva, Nga, ngày 10/3/2011. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và ông Joe Biden trong cuộc gặp tại Moskva, Nga, ngày 10/3/2011. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden ảnh 1Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và ông Joe Biden (khi đó là Phó Tổng thống Mỹ) trong cuộc gặp tại Moskva ngày 10/3/2011. (Nguồn: Reuters)

Theo chuyên gia Nick Reynolds và Sarah Martin của Viện nghiên cứu Liên quân Hoàng gia Anh, tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời chính quyền Mỹ Joe Biden sẽ vẫn mịt mù bởi thiếu các nền tảng hợp tác ổn định.

Chính quyền mới của Biden có một khởi đầu khó khăn với Nga và đây là một kết quả dễ hiểu sau hàng loạt sự kiện hỗn loạn. Việc thiếu các cơ chế hỗ trợ hiệu quả để tạo thuận lợi cho đối thoại hoặc hợp tác đã tạo ra một môi trường nguy hiểm với ít cơ hội để tìm ra tiếng nói chung.

Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngay từ đầu đã có mối quan hệ khó khăn với Nga.

Chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Biden một phần dựa trên nền tảng chính sách đối ngoại tập trung vào nhân quyền, và hiện tại khi ông đang nắm quyền, vị trí đó đã thúc đẩy quan hệ Mỹ-Nga lên hàng đầu.

Mỹ chỉ trích mạnh mẽ việc Nga bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexey Navalny và trấn áp các cuộc biểu tình liên quan.

Mặc dù số phận cuối cùng của Navalny và phản ứng của Mỹ vẫn chưa chắc chắn, quỹ đạo tổng thể của những sự kiện này cho thấy rằng những thiệt hại của nó sẽ gây ra thêm cho Mỹ một viễn cảnh khó khăn ở phía trước.

Bề ngoài, quan hệ Mỹ-Nga có những dấu hiệu đầy triển vọng. Chính quyền của Biden hiện nay bao gồm nhiều quan chức nổi tiếng với sự khéo léo trong lãnh đạo các vấn đề đối ngoại.

Về phía Nga, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin, cả hai bên đã đồng ý gia hạn Hiệp ước New START (Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới) theo lịch trình.

Thỏa thuận song phương giới hạn kho vũ khí hạt nhân của cả hai bên ký kết ở mức 1.550 đầu đạn, 700 tên lửa hoặc máy bay ném bom và 800 bệ phóng.

Do Duma quốc gia (Hạ viện Nga) đã phê chuẩn việc gia hạn hiệp ước này, các cuộc đàm phán lại tiếp theo có thể được coi là đã hoàn tất và các tuyên bố chính thức của cả hai bên đã sử dụng ngôn ngữ kiềm chế hơn so với giọng điệu đối nghịch vốn là đặc trưng cho các tuyên bố khác của Biden về Nga.

Điều này có thể chỉ ra rằng khi đưa ra lựa chọn giữa không có cơ chế an toàn nào hoặc ít nhất là bảo toàn những cơ chế còn lại, cả hai bên đều sẵn sàng đạt được một thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc gia hạn là một bước nhỏ cần ít các cuộc thảo luận giữa hai bên hơn so với đàm phám một thỏa thuận mới như trước đây.

Tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden ảnh 2Một loại tên lửa hành trình của Nga tại Kubinka, ngoại ô Moskva ngày 23/1/2019. (Ảnh: AP/TTXVN)

Đây có thể là một bước đi tích cực, nhưng Hiệp ước New START là một trong số ít các hiệp ước còn tồn tại giữa các cường quốc hạt nhân, cho thấy thực tế là hầu hết tất cả các cơ chế thúc đẩy đối thoại Mỹ-Nga đều bị tổn hại nặng nề như thế nào.

Mỹ đã rút ra khỏi thỏa thuận lực lượng hạt nhân tầm trung và hai bên cũng đang rút khỏi Thỏa thuận Bầu trời Mở.

Việc lựa chọn các cơ chế thể chế, chẳng hạn như các hiệp ước và tổ chức xây dựng lòng tin, là điều cần thiết cho mối quan hệ tốt đẹp, vì chúng cho phép Mỹ, Nga và các quốc gia khác giải quyết một loạt các vấn đề để định hình môi trường an ninh quốc tế.

Thông qua việc cung cấp các diễn đàn, nơi các thành viên có thể thảo luận các vấn đề ở cấp thể chế thấp hơn, chúng cũng có thể đóng vai trò tham mưu để quyết định ở cấp cao nhất.

Diễn đàn chính vẫn là Liên hợp quốc, nhưng cơ cấu Hội đồng Bảo an và cơ cấu hoạt động rộng rãi của Hội đồng lại gây khó khăn cho việc đi đến các thỏa thuận hoặc thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa, và hiện đang giao trách nhiệm dàn xếp rất nhiều cho các tổ chức nhỏ hơn.

Các lựa chọn thay thế chính, như NATO và EU, thì không phù hợp với vai trò này, vì NATO rõ ràng coi Nga là đối thủ và EU với tư cách là một thực thể độc lập thường có chương trình nghị sự riêng.

[Hiệp ước START mới: Bước chuyển tích cực trong quan hệ Nga-Mỹ]

Mỹ vẫn tham gia vào các tổ chức nhỏ hơn, trong đó quan trọng nhất là Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhóm vận động tranh cử Biden bày tỏ quan tâm đến vai trò giám sát tiềm năng của OSCE trong cuộc xung đột Nagorny-Karabakh, và Ngoại trưởng Antony Blinken đã cam kết tái gia nhập Nhóm OSCE Minsk, được giao nhiệm vụ làm trung gian giữa các bên tranh chấp.

Tương lai hợp tác an ninh Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden ảnh 3 Tàu khu trục USS Monterey phóng tên lửa tấn công Tomahawk. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Văn phòng các vấn đề châu Âu và Á-Âu, Philip Reeker, đã đưa ra những lời kêu gọi lạc quan ủng hộ việc giảm căng thẳng từ “cạnh tranh vùng xám” đến vấn đề cập nhật Tài liệu Vienna, để đảm bảo rằng các cuộc tập trận quân sự ở châu Âu được tiến hành với mức độ minh bạch.

Tuy nhiên, OSCE đang bị ảnh hưởng bởi các vấn đề nội bộ trong vài năm qua. Gần đây nhất, vào mùa Hè năm ngoái, nội bộ OSCE đã xảy ra một cuộc khủng hoảng lãnh đạo.

Những tranh chấp nội bộ kiểu này là phổ biến, nhưng điều đã thay đổi là các cuộc đàm phán về khủng hoảng đã thất bại khi mà ngay cả các quốc gia thành viên nhỏ hơn, những người muốn đạt được nhiều nhất từ nền tảng mà OSCE cung cấp cho họ, đã gia nhập các tổ chức lớn lơn.

Trong khi Thụy Điển cuối cùng đã đảm nhận ghế chủ tịch OSCE và Mỹ hiện đang chủ trì Diễn đàn Hợp tác An ninh của OSCE, thì những bất ổn cơ bản vẫn chưa được giải quyết.

Hơn nữa, không giống như các tổ chức ngang hàng như Liên hợp quốc hoặc EU, OSCE lại thiếu thẩm quyền pháp lý để yêu cầu trách nhiệm giải trình, một vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các hành động của nó cần được quyết định bởi sự đồng thuận.

Hiện, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden đang nghiêng về quyền lực cứng để giải quyết bất ổn chính trị ở châu Âu, đáng chú ý nhất là với Ukraine.

Sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine, mà Tổng thống Biden đã từng làm việc dưới thời Tổng thống Barack Obama, sẽ bao gồm việc gia tăng số lượng viện trợ vũ khí.

Trong khi chính quyền Trump từ bỏ lằn ranh đỏ thời Obama và chấp thuận việc bán tên lửa chống tăng, Tổng thống Biden từ lâu đã là người ủng hộ sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ.

Đây sẽ là nguồn gốc gây tranh cãi với Nga và sẽ làm xói mòn động lực ít ỏi để nước này hợp tác với Mỹ trong việc cập nhật Văn kiện Vienna hoặc các biện pháp xây dựng lòng tin khác.

Bất chấp những vấn đề gần đây, việc hồi sinh các cơ chế còn tồn tại, đặc biệt là OSCE, vẫn rất đáng giá.

Với 57 quốc gia tham gia, các cuộc trò chuyện không chỉ diễn ra giữa các quốc gia riêng lẻ mà còn với các tổ chức có thể không thường xuyên liên lạc, chẳng hạn như NATO và đối tác do Nga dẫn đầu là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Trong quá khứ, cấu trúc và chuyên môn của OSCE về hòa giải xung đột đã cho phép sự linh hoạt trong ứng phó với các cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như ở Balkan và Gruzia, và gần đây là giữa Nga và Ukraine.

Là một cơ quan giám sát bầu cử - nó cũng vẫn được tin tưởng - Mỹ thậm chí đã cho phép OSCE giám sát các cuộc bầu cử của chính mình. Các vấn đề nội bộ đang diễn ra của OSCE xảy ra trong bối cảnh hiện nay lại chính là loại khủng hoảng quốc tế mà nó được thiết kế để ngăn chặn hoặc giảm bớt.

Cuối cùng, nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào chính quyền của Tổng thống Biden. Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và được quốc tế tôn trọng cùng nhiều đối tác quốc tế có ý muốn hợp tác với các kế hoạch của chính quyền mới, Mỹ có cơ hội rõ ràng để khôi phục mức độ ổn định cho môi trường an ninh của châu Âu.

Do ít cơ chế hữu ích còn tồn tại và ít có khả năng sẽ thiết lập những cơ chế mới, nên điều quan trọng đối với Mỹ là phải khuyến khích các nước khác nghiêm túc xem xét lại các diễn đàn và hiệp ước hợp tác an ninh còn tồn tại./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục