Ngày 7/9, sau gần hai ngày xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Khương (tên thật Nguyễn Văn Khương, sinh năm 1973), từng công tác tại báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 4 năm tù về tội “đưa hối lộ.”
Cùng tội danh này, các bị cáo Nguyễn Đức Đông Anh (sinh năm 1989), Trần Minh Hòa (sinh năm 1991) và Trần Anh Tuấn (sinh năm 1966) lần lượt lĩnh các mức án 4 năm, 5 năm, 1 năm tù. Bị cáo Tôn Thất Hòa (sinh năm 1955) bị tuyên phạt 2 năm tù về tội “làm môi giới hối lộ.” Riêng bị cáo Huỳnh Minh Đức (sinh năm 1976) lĩnh 5 năm tù về tội “nhận hối lộ.”
Trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã giữ nguyên quan điểm truy tố như bản cáo trạng. Mặc dù ghi nhận giá trị những bài viết chống tiêu cực của Hoàng Khương nhưng công tố viên cho rằng, trong vụ án này Hoàng Khương đã vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí, xuất phát từ quan hệ gia đình, bạn bè, Khương đã trực tiếp tham gia chứ không còn quan sát, chứng kiến và phản ánh khách quan theo nguyên tắc tác nghiệp của báo chí.
Bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong vụ án này, tòa đã không triệu tập Ban biên tập báo Tuổi Trẻ để làm rõ bản chất khách quan của vụ việc.
Kết luận của bản cáo trạng đã không đề cập đến quy trình tiếp nhận thông tin, tố giác tội phạm qua 2 bài báo mà Hoàng Khương viết là “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Hai bài báo này, cùng với nhiều bài báo khác của Hoàng Khương đã tạo nên hiệu ứng xã hội rộng lớn, nhờ đó cơ quan chức năng đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Từ đó luật sư đề nghị tòa tuyên trả tự do cho Hoàng Khương ngay tại tòa.
Hoàng Khương cho rằng, bản chất vụ việc là vì mục đích tác nghiệp báo chí, thực hiện chủ trương của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ về tuyến bài phản ánh nguyên nhân gây tai nạn giao thông và các sai sót trong xử lý vi phạm giao thông. Bản thân đã bỏ nhiều công sức và thời gian theo dõi, bám sát sự kiện để thu thập chứng cứ viết bài.
Trong lời nói sau cùng, Hoàng Khương nói: "Trong thời gian bị tam giam, bản thân đã suy nghĩ và day dứt rất nhiều về vụ án, băn khoăn việc tác nghiệp báo chí đấu tranh tiêu cực nhưng chỉ vì một vài sai sót nghiệp vụ đã dẫn đến hậu quả pháp lý hôm nay. Đây là bài học đắt giá, mong tòa xem xét công - tội của bản thân, thể hiện chính sách khoan hồng."
Các bị cáo còn lại đều thành khẩn, xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt./.
Cùng tội danh này, các bị cáo Nguyễn Đức Đông Anh (sinh năm 1989), Trần Minh Hòa (sinh năm 1991) và Trần Anh Tuấn (sinh năm 1966) lần lượt lĩnh các mức án 4 năm, 5 năm, 1 năm tù. Bị cáo Tôn Thất Hòa (sinh năm 1955) bị tuyên phạt 2 năm tù về tội “làm môi giới hối lộ.” Riêng bị cáo Huỳnh Minh Đức (sinh năm 1976) lĩnh 5 năm tù về tội “nhận hối lộ.”
Trong phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã giữ nguyên quan điểm truy tố như bản cáo trạng. Mặc dù ghi nhận giá trị những bài viết chống tiêu cực của Hoàng Khương nhưng công tố viên cho rằng, trong vụ án này Hoàng Khương đã vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí, xuất phát từ quan hệ gia đình, bạn bè, Khương đã trực tiếp tham gia chứ không còn quan sát, chứng kiến và phản ánh khách quan theo nguyên tắc tác nghiệp của báo chí.
Bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong vụ án này, tòa đã không triệu tập Ban biên tập báo Tuổi Trẻ để làm rõ bản chất khách quan của vụ việc.
Kết luận của bản cáo trạng đã không đề cập đến quy trình tiếp nhận thông tin, tố giác tội phạm qua 2 bài báo mà Hoàng Khương viết là “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi Trẻ.
Hai bài báo này, cùng với nhiều bài báo khác của Hoàng Khương đã tạo nên hiệu ứng xã hội rộng lớn, nhờ đó cơ quan chức năng đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Từ đó luật sư đề nghị tòa tuyên trả tự do cho Hoàng Khương ngay tại tòa.
Hoàng Khương cho rằng, bản chất vụ việc là vì mục đích tác nghiệp báo chí, thực hiện chủ trương của Ban biên tập báo Tuổi Trẻ về tuyến bài phản ánh nguyên nhân gây tai nạn giao thông và các sai sót trong xử lý vi phạm giao thông. Bản thân đã bỏ nhiều công sức và thời gian theo dõi, bám sát sự kiện để thu thập chứng cứ viết bài.
Trong lời nói sau cùng, Hoàng Khương nói: "Trong thời gian bị tam giam, bản thân đã suy nghĩ và day dứt rất nhiều về vụ án, băn khoăn việc tác nghiệp báo chí đấu tranh tiêu cực nhưng chỉ vì một vài sai sót nghiệp vụ đã dẫn đến hậu quả pháp lý hôm nay. Đây là bài học đắt giá, mong tòa xem xét công - tội của bản thân, thể hiện chính sách khoan hồng."
Các bị cáo còn lại đều thành khẩn, xin hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt./.
Trần Xuân Tình (TTXVN)