Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm đại học trở lên đột ngột tăng cao trở lại

Trong quý 3, mặc dù tình trạng thất nghiệp của lao động cả nước đã giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ nhưng riêng nhóm lao động có trình độ đại học trở lên thì tỷ lệ thất nghiệp lại tăng mạnh trở lại.
Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm đại học trở lên đột ngột tăng cao trở lại ảnh 1Thanh niên đến tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.(Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong quý 3, mặc dù tình trạng thất nghiệp của lao động cả nước đã giảm nhẹ về số lượng và tỷ lệ nhưng riêng tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học trở lên lại tăng mạnh so với quý 2.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo công bố “Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam số 15, quý 3 năm 2017” do Viện Khoa học-Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-thương binh và Xã hội) tổ chức ngày 26/12 tại Hà Nội.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động, quý 3 có 610.900 lao động thanh niên thất nghiệp, tăng 35.800 so với quý 2. Tỷ lệ thất nghiệp chung của quý 3 là 2,21%.

Đáng lưu ý, sau hai quý liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học giảm còn 2-3% thì đã đột ngột tăng trở lại 4,5% trong quý 3. Số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 237.000 người, tăng 53.900.000 người so với quý 2.

Nhóm trình độ cao đẳng cũng có tỷ lệ thất nghiệp cao với 4,88% so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước chỉ 2,21%.

[Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số: Cơ hội phát triển kỹ năng con người]

Đánh giá về tình hình thị trường lao động trong quý 3, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện khoa học lao động xã hội cho rằng kinh tế có nhiều khởi sắc, tăng trưởng GDP đạt 7,5%, mức kỷ lục sau nhiều năm với các điểm sáng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành thủy sản và dịch vụ đã tác động tích cực tới thị trường lao động.

“Việc làm tăng, đặc biệt trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Lao động làm ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ tăng mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập của lao động làm công hưởng lương tăng,” ông Đào Quang Vinh nói.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3 cho thấy, số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành còn chậm.

Lao động làm việc trong ngành nuôi trồng thủy sản tăng 101.000 người so với quý trước. Quý 3/2017 cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao của ngành Công nghiệp chế biến chế tạo, số người có việc làm trong ngành này có mức tăng cao nhất trong tất cả các ngành, tăng 96.000 người so với quý trước và 316.000 người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, một số ngành có số người làm việc giảm nhiều nhất là Dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.

Mặc dù số lượng lao động làm công hưởng lương quý 3 cao hơn quý 2 (22,92 triệu người so với 22,84 triệu người) nhưng tỷ lệ lao động làm công hưởng lương giảm nhẹ từ 42,77% xuống 42,62%./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục