Ngày 10/1, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã ra báo cáo bày tỏ nỗi lo ngại trước thực trạng thủy ngân đang được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới, gây những tác động rất xấu đến môi trường sống, trước hết là sức khỏe con người.
UNEP cho biết trong những năm gần đây, một số quốc gia tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã gia tăng hoạt động khai thác vàng do giá kim loại này trên thế giới liên tục tăng, cũng như hoạt động sản xuất nhiệt điện và vì thế, đã thải ra lượng thủy ngân rất lớn vào môi trường sống.
Ngoài ra, việc sản xuất ximăng, chế tạo biến thế điện, làm bóng đèn, thuộc da... cũng phát triển rất mạnh tại hầu hết các khu vực, và cũng như hai ngành trên, đây chính là những ngành phải sử dụng thủy ngân trong sản xuất, vì thế đã góp phần làm gia tăng lượng chất vô cùng độc hại này trong không khí, tác động xấu đến môi trường, gây cho con người những bệnh nan y thông thường và không thông thường.
Theo UNEP, tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh của châu Á đã thúc đẩy mức độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp có sử dụng thủy ngân trong sản xuất, làm cho châu lục này trở thành nơi thải ra lượng thủy ngân nhiều nhất, chiếm gần 50% lượng thải chất độc hại này của thế giới. Và thực tế đó cần được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà sản xuất công nghiệp của châu lục trên phải tính tới để bảo vệ sức khỏe con người.
UNEP nêu rõ, điều rất đáng lo ngại là ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt chính của con người.
Theo số liệu của tổ chức này, hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và nữa, do hoạt động của con người, trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp hai lần trên bề mặt các đại dương, còn dưới đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, để rồi chính con người là những đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả từ thực trạng ấy, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là việc sử dụng nguồn cá biển nhiễm thủy ngân.
Cũng theo UNEP, mặc dù hiện nay đã có những công nghệ làm giảm tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, song việc hạn chế khai thác và sử dụng thủy ngân vẫn đang là yêu cầu cấp thiết với tất cả các quốc gia, cả phát triển, đang phát triển lẫn kém phát triển, để bảo vệ sức khỏe con người, tránh cho loài người những bệnh vô phương cứu chữa do thủy ngân gây ra.
Được biết sau quyết định trong phiên họp của Hội đồng điều hành UNEP tại Nairobi (Kenya) năm 2009 về giảm bớt lượng thủy ngân thải ra môi trường, tổ chức này đang chuẩn bị một báo cáo chi tiết hơn về tác hại của thủy ngân và một số kim loại khác để trình lên Hội nghị quốc tế về ảnh hưởng của thủy ngân đối với môi trường sống, sẽ được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ vào trung tuần tháng này./.
UNEP cho biết trong những năm gần đây, một số quốc gia tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đã gia tăng hoạt động khai thác vàng do giá kim loại này trên thế giới liên tục tăng, cũng như hoạt động sản xuất nhiệt điện và vì thế, đã thải ra lượng thủy ngân rất lớn vào môi trường sống.
Ngoài ra, việc sản xuất ximăng, chế tạo biến thế điện, làm bóng đèn, thuộc da... cũng phát triển rất mạnh tại hầu hết các khu vực, và cũng như hai ngành trên, đây chính là những ngành phải sử dụng thủy ngân trong sản xuất, vì thế đã góp phần làm gia tăng lượng chất vô cùng độc hại này trong không khí, tác động xấu đến môi trường, gây cho con người những bệnh nan y thông thường và không thông thường.
Theo UNEP, tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh của châu Á đã thúc đẩy mức độ tăng trưởng của những ngành công nghiệp có sử dụng thủy ngân trong sản xuất, làm cho châu lục này trở thành nơi thải ra lượng thủy ngân nhiều nhất, chiếm gần 50% lượng thải chất độc hại này của thế giới. Và thực tế đó cần được các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà sản xuất công nghiệp của châu lục trên phải tính tới để bảo vệ sức khỏe con người.
UNEP nêu rõ, điều rất đáng lo ngại là ngày càng có nhiều thủy ngân lẫn trong sông hồ vốn luôn là nguồn nước sinh hoạt chính của con người.
Theo số liệu của tổ chức này, hiện có khoảng 260 tấn thủy ngân lẫn trong dòng nước của các sông hồ trên toàn thế giới, và nữa, do hoạt động của con người, trong vòng 100 năm qua, lượng thủy ngân đã tăng gấp hai lần trên bề mặt các đại dương, còn dưới đáy các đại dương, lượng thủy ngân cũng tăng 25%, để rồi chính con người là những đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả từ thực trạng ấy, mà một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả này là việc sử dụng nguồn cá biển nhiễm thủy ngân.
Cũng theo UNEP, mặc dù hiện nay đã có những công nghệ làm giảm tác động của thủy ngân đối với sức khỏe con người, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, song việc hạn chế khai thác và sử dụng thủy ngân vẫn đang là yêu cầu cấp thiết với tất cả các quốc gia, cả phát triển, đang phát triển lẫn kém phát triển, để bảo vệ sức khỏe con người, tránh cho loài người những bệnh vô phương cứu chữa do thủy ngân gây ra.
Được biết sau quyết định trong phiên họp của Hội đồng điều hành UNEP tại Nairobi (Kenya) năm 2009 về giảm bớt lượng thủy ngân thải ra môi trường, tổ chức này đang chuẩn bị một báo cáo chi tiết hơn về tác hại của thủy ngân và một số kim loại khác để trình lên Hội nghị quốc tế về ảnh hưởng của thủy ngân đối với môi trường sống, sẽ được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ vào trung tuần tháng này./.
(TTXVN)