Gần 3 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng một diễn ra vào ngày 22/4 tới, cuộc đua tranh giữa hai ứng cử viên hàng đầu gồm Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ứng cử viên đảng Xã hội (PS) François Hollande càng trở nên quyết liệt với các chiêu thức mới nhằm công kích lẫn nhau.
Thông qua trang web tranh cử cá nhân và các trang mạng xã hội, ứng cử viên Hollande và êkíp của ông vừa đưa ra bản lộ trình với những cam kết cho năm đầu tiên làm tổng thống nếu ông Hollande đắc cử.
Các cam kết này được chia thành 3 giai đoạn: Từ 6/5 đến 29/6; từ 3/7 đến 2/8, thời điểm diễn ra phiên họp bất thường của cả Thượng viện và Hạ viện; từ tháng 8/2012 đến tháng 6/2013.
Trong giai đoạn đầu, ông Hollande cam kết giảm 30% lương của tổng thống và các thành viên chính phủ; soạn thảo hiến chương về đạo đức nghề nghiệp dành cho các thành viên Nội các; tăng 25% trợ cấp đầu năm học cho học sinh; không tăng giá nhiên liệu trong vòng 3 tháng; đề nghị xây dựng Hiệp ước về trách nhiệm, tăng trưởng và quản trị thay cho Hiệp ước về ổn định dành cho Khu vực đồng euro; thông báo cho các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc rút quân Pháp khỏi Afghanistan trước cuối năm 2012...
Trong giai đoạn hai, ông Hollande dự định trình Nghị viện chương trình ổn định và dự luật về ngân sách công nhiều năm; cải cách thuế quan theo hướng áp mức thuế 75% đối với những người có thu nhập trên 1 triệu euro/năm; đề ra các chính sách xã hội ưu tiên phát triển việc làm cho lớp trẻ, người lớn tuổi, đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội...
Trong giai đoạn ba, ông Hollande chủ trương tập trung xây dựng chính sách phi tập trung nhằm tăng thêm trách nhiệm và sự tự chủ của các vùng, địa phương; thành lập Ngân hàng đầu tư nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng luật định hướng và lập kế hoạch cho ngành giáo dục quốc dân; tạo thêm việc làm, đối thoại với các đối tác xã hội về cải cách hưu trí, xây dựng luật về quyền tiếp cận nhà ở...
Trong ngày 4/4, đảng Xã hội và ông Hollande đã tổ chức cuộc míttinh lớn tại thành phố Rennes với sự tham gia của cựu ứng cử viên tổng thống Pháp Ségolène Royal.
Trước hơn 10.000 người ủng hộ, ông Hollande và bà Royal. cáo buộc Tổng thống đương nhiệm Sarkozy để lại gánh nặng cho nước Pháp sau 5 năm cầm quyền.
Phản ứng với lộ trình hành động của ứng cử viên Hollande, Tổng thư ký UMP Jean-François Copé cho rằng các biện pháp mà ông Hollande vừa đưa ra là "vô trách nhiệm" và "không phù hợp" với tình hình nước Pháp đang trong thời kỳ khủng hoảng.
Cũng trong ngày 4/4, ông Sarkozy đã đi vận động tranh cử trên đảo Réunion, đơn vị hành chính cấp tỉnh nằm ở Tây Nam Ấn Độ dương. Tại đây, ông thông báo một loạt biện pháp nhằm phát triển các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại, giảm giá sinh hoạt, tiêu dùng cho người dân và tạo việc làm cho giới trẻ. Các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp được xem là thành trì của cánh tả, trong khi cánh hữu thường giành được sự ủng hộ thấp của các cử tri nơi đây.
Theo kết quả thăm dò dư luận do Viện CSA công bố ngày 4/4, ông Sarkozy vẫn duy trì sự ổn định với tỉ lệ phiếu ủng hộ 30%, ông Hollande giành được 29% trong vòng một. Còn trong vòng hai, ông Hollande có khả năng giành 54% phiếu bầu so với tỷ lệ 46% của ông Sarkozy.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận trên cũng cho thấy ứng cử viên Mặt trận cánh tả Jean-Luc Mélenchon có thể vươn lên vị trí thứ ba, với tỷ lệ phiếu bầu 15%, vượt cả ứng cử viên cực hữu thuộc đảng Mặt trân Dân tộc, bà Marine Le Pen với 13% số phiếu bầu và ông François Bayrou thuộc Phong trào Dân chủ (Modem) với tỷ lệ 10% số phiếu ủng hộ./.
Thông qua trang web tranh cử cá nhân và các trang mạng xã hội, ứng cử viên Hollande và êkíp của ông vừa đưa ra bản lộ trình với những cam kết cho năm đầu tiên làm tổng thống nếu ông Hollande đắc cử.
Các cam kết này được chia thành 3 giai đoạn: Từ 6/5 đến 29/6; từ 3/7 đến 2/8, thời điểm diễn ra phiên họp bất thường của cả Thượng viện và Hạ viện; từ tháng 8/2012 đến tháng 6/2013.
Trong giai đoạn đầu, ông Hollande cam kết giảm 30% lương của tổng thống và các thành viên chính phủ; soạn thảo hiến chương về đạo đức nghề nghiệp dành cho các thành viên Nội các; tăng 25% trợ cấp đầu năm học cho học sinh; không tăng giá nhiên liệu trong vòng 3 tháng; đề nghị xây dựng Hiệp ước về trách nhiệm, tăng trưởng và quản trị thay cho Hiệp ước về ổn định dành cho Khu vực đồng euro; thông báo cho các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc rút quân Pháp khỏi Afghanistan trước cuối năm 2012...
Trong giai đoạn hai, ông Hollande dự định trình Nghị viện chương trình ổn định và dự luật về ngân sách công nhiều năm; cải cách thuế quan theo hướng áp mức thuế 75% đối với những người có thu nhập trên 1 triệu euro/năm; đề ra các chính sách xã hội ưu tiên phát triển việc làm cho lớp trẻ, người lớn tuổi, đấu tranh chống bất bình đẳng xã hội...
Trong giai đoạn ba, ông Hollande chủ trương tập trung xây dựng chính sách phi tập trung nhằm tăng thêm trách nhiệm và sự tự chủ của các vùng, địa phương; thành lập Ngân hàng đầu tư nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng luật định hướng và lập kế hoạch cho ngành giáo dục quốc dân; tạo thêm việc làm, đối thoại với các đối tác xã hội về cải cách hưu trí, xây dựng luật về quyền tiếp cận nhà ở...
Trong ngày 4/4, đảng Xã hội và ông Hollande đã tổ chức cuộc míttinh lớn tại thành phố Rennes với sự tham gia của cựu ứng cử viên tổng thống Pháp Ségolène Royal.
Trước hơn 10.000 người ủng hộ, ông Hollande và bà Royal. cáo buộc Tổng thống đương nhiệm Sarkozy để lại gánh nặng cho nước Pháp sau 5 năm cầm quyền.
Phản ứng với lộ trình hành động của ứng cử viên Hollande, Tổng thư ký UMP Jean-François Copé cho rằng các biện pháp mà ông Hollande vừa đưa ra là "vô trách nhiệm" và "không phù hợp" với tình hình nước Pháp đang trong thời kỳ khủng hoảng.
Cũng trong ngày 4/4, ông Sarkozy đã đi vận động tranh cử trên đảo Réunion, đơn vị hành chính cấp tỉnh nằm ở Tây Nam Ấn Độ dương. Tại đây, ông thông báo một loạt biện pháp nhằm phát triển các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại, giảm giá sinh hoạt, tiêu dùng cho người dân và tạo việc làm cho giới trẻ. Các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp được xem là thành trì của cánh tả, trong khi cánh hữu thường giành được sự ủng hộ thấp của các cử tri nơi đây.
Theo kết quả thăm dò dư luận do Viện CSA công bố ngày 4/4, ông Sarkozy vẫn duy trì sự ổn định với tỉ lệ phiếu ủng hộ 30%, ông Hollande giành được 29% trong vòng một. Còn trong vòng hai, ông Hollande có khả năng giành 54% phiếu bầu so với tỷ lệ 46% của ông Sarkozy.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận trên cũng cho thấy ứng cử viên Mặt trận cánh tả Jean-Luc Mélenchon có thể vươn lên vị trí thứ ba, với tỷ lệ phiếu bầu 15%, vượt cả ứng cử viên cực hữu thuộc đảng Mặt trân Dân tộc, bà Marine Le Pen với 13% số phiếu bầu và ông François Bayrou thuộc Phong trào Dân chủ (Modem) với tỷ lệ 10% số phiếu ủng hộ./.
(TTXVN)