Vaccine Moderna của Mỹ có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 đạt 90%

Mức hiệu quả 90% của vaccine Moderna trong thử nghiệm tại Mỹ thấp hơn một chút so với mức hiệu quả trước đây của vaccine này là 94,1% được công bố trên tạp chí Y khoa New England số ra tháng 12/2020.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 13/4, hãng công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) thông báo vaccine ngừa COVID-19 do hãng bào chế có hiệu quả 90% trong phòng ngừa mọi thể của bệnh COVID-19 và có hiệu quả 95% trong ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu.

Đây là kết quả đạt được trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ với sự tham gia của hơn 30.000 người.

Như vậy, mức hiệu quả 90% của vaccine Moderna trong thử nghiệm tại Mỹ thấp hơn một chút so với mức hiệu quả trước đây của vaccine này là 94,1% được công bố trên tạp chí Y khoa New England số ra tháng 12/2020.

Kết quả mới này dựa trên đánh giá 900 ca mắc COVID-19 trong nghiên cứu, trong khi kết quả cũ chỉ dựa trên 185 ca mắc COVID-19.

[Anh mở rộng nghiên cứu kết hợp nhiều loại vaccine ngừa COVID-19]

Thông cáo báo chí của hãng Moderna không giải thích nguyên nhân khiến tính hiệu quả của vaccine bị giảm.

Tuy nhiên, một lý do có thể là do sự xuất hiện của các biến thể mới vốn không dễ bị tổn thương trước những kháng thể được vaccine ngừa COVID-19 tạo ra.

Theo Moderna, tính tới ngày 12/4, hãng đã phân phối 132 triệu liều vaccine trên toàn cầu, trong đó có gần 117 triệu liều tại Mỹ.

Hãng vẫn trong tiến trình phân phối đợt cung ứng thứ 2 gồm 100 triệu liều vaccine vào cuối tháng Năm và tiếp đó là thêm 100 triệu liều vào cuối tháng Bảy.

Cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine Moderna tại Mỹ ở lứa tuổi từ 12-17 tuổi hiện có đủ 3.000 người đăng ký tham gia.

Trong khi đó, cuộc thử nghiệm lâm sàng với lứa tuổi từ 6 tháng đến 11 tuổi đang tiếp tục tìm 6.750 người ở Mỹ và Trung Quốc, đăng ký tham gia./.

(TTXVN/ Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.