Vấn đề người di cư: Pháp giải cứu 22 người tại eo biển Manche

Cuộc giải cứu được tiến hành sau khi lực lượng cứu hộ nhận được tin báo của một tàu đánh cá Anh về chiếc thuyền chở người di cư bị hỏng khi đang tìm cách vượt eo biển Manche để tới nước này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Nhà chức trách Pháp ngày 27/8 cho biết các nhân viên cứu hộ nước này đã cứu được 22 người di cư, trong đó có 11 trẻ em trên một chiếc thuyền bị hỏng tại eo biển Manche.

Cuộc giải cứu được tiến hành sau khi lực lượng cứu hộ nhận được tin báo của một tàu đánh cá Anh về chiếc thuyền chở người di cư bị hỏng khi đang tìm cách vượt eo biển Manche để tới nước này. Toàn bộ những người di cư sau khi được giải cứu đã được đưa trở lại thành phố Boulogne-sur-Mer, miền Bắc nước Pháp và bàn giao cho cảnh sát để xử lý.

[Nhiều nước EU tiếp nhận người di cư trên tàu Ocean Viking]

Vụ giải cứu nói trên diễn ra chỉ một ngày sau lực lượng cứu hộ Bỉ phát hiện thi thể một người di cư ngoài khơi bờ biển nước này. Qua điều tra cho thấy người này mang quốc tịch Iraq, đã thiệt mạng khi đang tìm cách vượt eo biển Manche để tới Anh và bị các dòng hải lưu cuốn trôi tới bờ biển của Bỉ. 

Số liệu thống kê chính thức do nhà chức trách Pháp công bố ngày 26/8, cho thấy kể từ đầu năm đến nay đã có khoảng 1.450 người di cư được lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này hoặc của Anh giải cứu, gấp đôi so với số người di cư tìm cách vượt eo biển Manche trong cả năm 2018.

Nguyên nhân khiến số người di cư tìm cách vượt eo biển này gia tăng là do điều kiện thời tiết trong mùa Hè thuận lợi, tuy nhiên việc vượt eo biển Manche vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro do có rất đông tàu, thuyền đi lại qua khu vực này cũng như những dòng hải lưu mạnh chảy qua đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Semeru, nhìn từ Lumajang, Đông Java, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Semeru phun trào 4 lần trong ngày

Núi lửa Semeru, cao 3.676 mét, nằm ở ranh giới giữa các huyện Lumajang và Malang, hiện đang ở trình trạng báo động cấp 2 khi phun trào 4 lần trong ngày với cột tro bụi cao tới 800m từ đỉnh núi.

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.