Những ngày tháng 5 lịch sử, chúng tôi về huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, nơi có những địa danh gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của ông Ké - Bác Hồ - vị cha kính yêu của dân tộc.
Năm tháng qua đi, Sơn Dương hôm nay - "quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa” năm xưa, không ngừng chuyển mình đi lên.
Theo con đường nhỏ, qua những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Vi Thị Hồi, thôn làng Sảo, xã Hợp Thành (huyện Sơn Dương).
Đã 85 tuổi nhưng khi chúng tôi hỏi những kỷ niệm về cụ Hồ, khuôn mặt bà bỗng rạng rỡ lạ thường, giọng kể sang sảng: "Niềm vinh dự lớn nhất của gia đình tôi là được phục vụ Bác trong thời gian Người hoạt động ở đây năm 1947. Từ làng quê nghèo với hơn 80% số hộ đói, hôm nay làng Sảo không còn hộ đói. Ngày ấy chẳng có ai biết chữ, ngày nay lớp học xây ngay tại thôn... Chúng tôi biết ơn cụ Hồ nhiều lắm!"
Đến xã Tân Trào những ngày này, niềm vui của người dân nơi đây như được nhân lên khi Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử Tân Trào. Theo ban quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia đặc biệt Tân Trào, từ đầu năm đến nay, khu du lịch đã đón 856 đoàn khách tham quan, với trên 165.000 lượt du khách. Đặc biệt, những ngày lễ như 30/4, 1/5, số lượng du khách thường tăng gấp 4 đến 5 lần.
Bà Nông Thị Mơ, dân tộc Tày, thôn Tân Lập, xã Tân Trào - người vinh dự được Bác Hồ tặng quà trong ngày cưới, năm nay đã bước sang tuổi 88, nhưng mỗi khi đến dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, bà lại cảm thấy xúc động bồi hồi.
Bà Mơ nhớ lại: "Những ngày tham gia Việt Minh ở căn cứ địa cách mạng Tân Trào, hình ảnh "ông Ké cách mạng" vẫn in sâu trong tâm trí tôi và những người dân nơi đây. Ngoài thời gian làm việc, Bác Hồ dành sự quan tâm, thăm hỏi mọi người trong làng. Người còn cùng với bà con lao động, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, động viên phụ nữ hăng hái tăng gia sản xuất. Bữa cơm hàng ngày của Bác Hồ và các chiến sỹ đạm bạc nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Có lần thấy tôi và các chị em khác giã gạo, nấu cơm, Bác Hồ ân cần bảo "Các cô nấu cơm cho bộ đội cũng là đánh giặc đó."
Cùng với xã Tân Trào, các xã Hợp Thành, Trung Yên… những nơi Bác đã ở và làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những ngày này, bà con cũng náo nức chào mừng sinh nhật Bác. Đặc biệt, trong dịp này, huyện Sơn Dương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác và tuyên truyền Hội nghị điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./.
Năm tháng qua đi, Sơn Dương hôm nay - "quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa” năm xưa, không ngừng chuyển mình đi lên.
Theo con đường nhỏ, qua những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Vi Thị Hồi, thôn làng Sảo, xã Hợp Thành (huyện Sơn Dương).
Đã 85 tuổi nhưng khi chúng tôi hỏi những kỷ niệm về cụ Hồ, khuôn mặt bà bỗng rạng rỡ lạ thường, giọng kể sang sảng: "Niềm vinh dự lớn nhất của gia đình tôi là được phục vụ Bác trong thời gian Người hoạt động ở đây năm 1947. Từ làng quê nghèo với hơn 80% số hộ đói, hôm nay làng Sảo không còn hộ đói. Ngày ấy chẳng có ai biết chữ, ngày nay lớp học xây ngay tại thôn... Chúng tôi biết ơn cụ Hồ nhiều lắm!"
Đến xã Tân Trào những ngày này, niềm vui của người dân nơi đây như được nhân lên khi Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Di tích lịch sử Tân Trào. Theo ban quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái quốc gia đặc biệt Tân Trào, từ đầu năm đến nay, khu du lịch đã đón 856 đoàn khách tham quan, với trên 165.000 lượt du khách. Đặc biệt, những ngày lễ như 30/4, 1/5, số lượng du khách thường tăng gấp 4 đến 5 lần.
Bà Nông Thị Mơ, dân tộc Tày, thôn Tân Lập, xã Tân Trào - người vinh dự được Bác Hồ tặng quà trong ngày cưới, năm nay đã bước sang tuổi 88, nhưng mỗi khi đến dịp kỷ niệm sinh nhật Bác, bà lại cảm thấy xúc động bồi hồi.
Bà Mơ nhớ lại: "Những ngày tham gia Việt Minh ở căn cứ địa cách mạng Tân Trào, hình ảnh "ông Ké cách mạng" vẫn in sâu trong tâm trí tôi và những người dân nơi đây. Ngoài thời gian làm việc, Bác Hồ dành sự quan tâm, thăm hỏi mọi người trong làng. Người còn cùng với bà con lao động, nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, động viên phụ nữ hăng hái tăng gia sản xuất. Bữa cơm hàng ngày của Bác Hồ và các chiến sỹ đạm bạc nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Có lần thấy tôi và các chị em khác giã gạo, nấu cơm, Bác Hồ ân cần bảo "Các cô nấu cơm cho bộ đội cũng là đánh giặc đó."
Cùng với xã Tân Trào, các xã Hợp Thành, Trung Yên… những nơi Bác đã ở và làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những ngày này, bà con cũng náo nức chào mừng sinh nhật Bác. Đặc biệt, trong dịp này, huyện Sơn Dương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Bác và tuyên truyền Hội nghị điển hình tiên tiến học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh./.
Vũ Quang Đán (TTXVN)