Vỉa hè cho người đi bộ: Công an Hà Nội không 'đánh trống bỏ dùi'

Lãnh đạo Công an Hà Nội: Không gian công cộng chỉ phục vụ người đi bộ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch các quận, huyện, thị xã, giám đốc các sở, ngành xây dựng kế hoạch phân công cụ thể, sắp xếp lập lại trật tự hè phố và xử lý nghiêm các vi phạm.
Lãnh đạo Công an Hà Nội: Không gian công cộng chỉ phục vụ người đi bộ ảnh 1Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng thông tin việc xử lý vi phạm về lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Xác định không gian công cộng chỉ là để phục vụ người đi bộ, không phải là nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ các phương tiện vi phạm về giao thông, việc này Công an thành phố đã lên kế hoạch tổng thể để tuyên truyền, đồng thời, đi đến đâu tuyên truyền đến đấy, làm một cách bền bỉ.

Thông tin trên được ông Dương Đức Hải, Đại tá, Phó Giám đốc Công an Hà Nội đưa ra tại buổi họp báo về tình hình Kinh tế-Xã hội tháng 2, do Ủy ban Thành phố tổ chức chiều 9/3.

Làm quyết liệt, trả lại vỉa hè cho người đi bộ

Ngày 15/2, Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.

[Hà Nội ra quân xử lý vi phạm, giành lại vỉa hè cho người đi bộ]

Thực hiện kế hoạch này, lực lượng chức năng của các địa phương trên địa bàn thành phố đã, đang ra quân trên tinh thần không "đánh trống bỏ dùi," quyết tâm giành lại vỉa hè, lòng đường.

Phó Giám đốc Công an Hà Nội Dương Đức Hải, cho biết trong quá trình triển khai, Công an thành phố đã chủ động tham mưu một số giải pháp và chia ra các bước để thực hiện. Đầu tiên là tuyên truyền (vào cuộc điều tra cơ bản và tuyên truyền), tiếp đến là cương quyết xử lý các vi phạm.

Đồng tình với việc báo chí nêu là làm sao duy trì được trật tự đô thị, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa,” ông Hải cho hay giải pháp thứ 3 mà Công an thành phố tham mưu là sau khi tập trung xử lý sai phạm sẽ phải duy trì và có lộ trình rất kỹ.

“Ngoài việc duy trì liên tục để nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân và cũng phải hình thành lại các khái niệm đối với người dân, cũng như làm quen với việc vỉa hè không phải là nơi kinh doanh buôn bán, để người dân nhận được việc tuyên truyền mang tính chiều sâu và thường xuyên, liên tục để họ có ý thức trách nhiệm,” ông Hải nhấn mạnh.

[Những bộ mặt trái ngược của các tuyến phố đi bộ tại Hà Nội]

Cũng theo đại diện Công an Hà Nội, ngoài việc tuyên truyền, xử lý cứng rắn đối với trường hợp vi phạm, phía Công an sẽ có giải pháp tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố về việc quy hoạch, sắp xếp lại các chợ cóc phải đi vào chợ chính.

“Một số chợ thương mại người dân đang rất ngại vào chợ chính, do vậy lực lượng Công an sẽ tham mưu để làm quyết liệt hơn,” ông nói.

Sắp xếp lại các quán trà đá, điểm đỗ xe

Liên quan tới việc một số hộ kinh doanh trà đá vỉa hè, ông Hải khẳng định, Công an thành phố sẽ có kế hoạch khảo sát đánh giá công tác điều tra cơ bản nhằm đề xuất giải pháp cụ thể, qua đó sắp xếp các hộ kinh doanh trên mặt đường phố lớn vào trong các ngõ (nếu còn vị trí và đủ điều kiện) nhằm đảm bảo trật tự đô thị ở các tuyến phố chính, đồng thời đề xuất Ủy ban thành phố sắp xếp lại các quy hoạch điểm đỗ cho các phương tiện.

Qua đánh giá thực tế, đại diện Công an Hà Nội nhấn mạnh: “có nơi làm, có nơi còn bỏ trống, có nơi quyết liệt, có nơi còn thụ động” dẫn đến tình trạng mà báo chí phản ánh và cần phải đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh một số quận, huyện chưa làm tốt.

Lãnh đạo Công an Hà Nội: Không gian công cộng chỉ phục vụ người đi bộ ảnh 2Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công ạn Hà Nội thông tin tại buổi họp báo. (Ảnh: Xuân Quảng/Vietnam+)

Do đó, Đại tá Dương Đức Hải khẳng định, Công an Hà Nội sẽ là đơn vị tham mưu chính, với phương châm “phân công trách nhiệm rõ người, rõ trách nhiệm, rõ chức năng, rõ nhiệm vụ, rõ người chịu trách nhiệm,” và việc phân công như vậy để sau này mới xem xét trách nhiệm đơn vị nào làm tốt, chưa tốt.

“Đợt này ra quân rất quyết liệt và có chiều sâu, có lộ trình rất cụ thể, không để xảy ra trường hợp và tình trạng có quận làm, có quận không, có việc quyết liệt, có việc không, phía Ủy ban thành phố đã thành lập các Đoàn kiểm tra, trực tiếp xuống kiểm tra các quận, huyện để đánh giá, xem xét các trách nhiệm, đây là việc vào cuộc tổng thể của các cấp lãnh đạo,” đại diện Công an Hà Nội cho hay.

Đại tá Dương Đức Hải cho biết Hà Nội đã chỉ đạo các sở: Giao thông Vận tải, Văn hóa, Quy hoạch kiến trúc, Công an thành phố tham mưu cho Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân thành phố những chính sách để khi thực hiện có hiệu quả và khả thi.

Bên cạnh đó, cần xác định công tác lấy lại lòng đường, vỉa hè và tập trung xử lý, chấn chỉnh là phải ban hành một nghị quyết xuyên suốt và thành phố đã làm cũng như thực hiện bền bỉ, có lộ trình, từng bước thực hiện để thành công.

“Ngay sau khi nhận được kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197, phía Công an thành phố đã họp và đánh giá đây là nội dung phải làm quyết liệt và làm bền bỉ nội dung này, Công an Hà Nội sẽ tham mưu rất kỹ cho thành phố về việc chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị tham gia,” ông nhấn mạnh thêm.

Thông tin thêm về vấn đề giành lại vỉa hè cho người đi bộ, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho hay, trưa nay (9/3), Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đã ký văn bản về việc tăng cường kiểm tra, xử lý hè phố.

Theo đó, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu Chủ tịch các quận, huyện, thị xã, giám đốc các sở, ngành xây dựng kế hoạch phân công cụ thể, tổ chức thực hiện rà soát công tác chuẩn bị, điều kiện sắp xếp lập lại trật tự hè phố, kiểm tra các vi phạm hoàn thành trước ngày 20/3 và tổ chức, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Ngoài ra, Ủy ban thành phố giao Văn phòng Ủy ban thành phố, Chánh văn phòng Ủy ban thành phố, công khai thông tin Chủ tịch các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch các xã, phường, thị trấn để xảy ra các nhiều vi phạm về trật tự hè phố, lòng đường, vỉa hè tại các cuộc họp báo của Ủy ban thành phố hàng tháng.

“Tại các cuộc họp báo hàng tháng, Văn phòng sẽ thông tin danh sách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã và Chủ tịch các phường đã để ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị Chủ tịch các quận, huyện, sở, ngành xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đô thị năm 2023 nhằm giành hè phố cho người đi bộ,” ông Dũng cho hay./.

Vỉa hè Hà Nội đang bị sử dụng sai mục đích, người đi bộ không được sử dụng không gian thông thoáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vỉa hè Hà Nội đang bị sử dụng sai mục đích, người đi bộ không được sử dụng không gian thông thoáng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hầu hết vỉa hè trên nhiều tuyến phố đều bị các hộ kinh doanh biến của công thành không gian buôn bán hoặc trông xe. Người đi bộ cực chẳng đã phải hòa mình vào dòng xe cộ dưới lòng đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hầu hết vỉa hè trên nhiều tuyến phố đều bị các hộ kinh doanh biến của công thành không gian buôn bán hoặc trông xe. Người đi bộ cực chẳng đã phải hòa mình vào dòng xe cộ dưới lòng đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, tình trạng này diễn ra trên địa bàn nhiều quận. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus, tình trạng này diễn ra trên địa bàn nhiều quận. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không gian vỉa hè bị bóp nghẹt, thậm chí không còn khoảng trống nhỏ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không gian vỉa hè bị bóp nghẹt, thậm chí không còn khoảng trống nhỏ. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên một số tuyến đường trên phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), hầu hết không gian vỉa hè bị lấn chiếm làm quán ăn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên một số tuyến đường trên phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), hầu hết không gian vỉa hè bị lấn chiếm làm quán ăn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vỉa hè trở thành nơi phục vụ thực khách còn lòng đường bị chiếm không gian thành chỗ để xe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vỉa hè trở thành nơi phục vụ thực khách còn lòng đường bị chiếm không gian thành chỗ để xe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tình trạng này diễn ra tương tự trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội), chủ kinh doanh chiếm hết khoảng không trước cửa để bày bán cũng như cắm biển quảng cáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tình trạng này diễn ra tương tự trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội), chủ kinh doanh chiếm hết khoảng không trước cửa để bày bán cũng như cắm biển quảng cáo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dọc theo con phố này, hầu hết các cửa hàng đều chiếm dụng hoàn toàn vỉa hè để phục vụ mục đích cá nhân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Dọc theo con phố này, hầu hết các cửa hàng đều chiếm dụng hoàn toàn vỉa hè để phục vụ mục đích cá nhân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Xe hàng nước vẫn len lỏi giữa rừng xe máy đỗ trên vỉa hè, tìm kiếm một không gian đỡ ngột ngạt hơn để bày bán. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Xe hàng nước vẫn len lỏi giữa rừng xe máy đỗ trên vỉa hè, tìm kiếm một không gian đỡ ngột ngạt hơn để bày bán. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân 'hô biến' vỉa hè thành nơi trưng bày mẫu sản phẩm trên đường La Thành (Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội). Bởi vậy, người đi bộ chỉ còn cách đi dưới lòng đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân 'hô biến' vỉa hè thành nơi trưng bày mẫu sản phẩm trên đường La Thành (Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội). Bởi vậy, người đi bộ chỉ còn cách đi dưới lòng đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại quận Cầu Giấy cũng không mấy khá khẩm hơn, vỉa hè trở thành nơi phục vụ cho người kinh doanh quán ăn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại quận Cầu Giấy cũng không mấy khá khẩm hơn, vỉa hè trở thành nơi phục vụ cho người kinh doanh quán ăn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hoặc được tận dụng để đỗ xe, trưng bày sản phẩm cửa hàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hoặc được tận dụng để đỗ xe, trưng bày sản phẩm cửa hàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Một đoạn vỉa hè trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), người đi bộ ‘may mắn’ hơn khi có thể luồn lách giữa ‘rừng xe’ xếp kín trên vỉa hè. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Một đoạn vỉa hè trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), người đi bộ ‘may mắn’ hơn khi có thể luồn lách giữa ‘rừng xe’ xếp kín trên vỉa hè. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Mặc dù khu vực này có rào để bảo vệ không gian vỉa hè nhưng vẫn bị lấn chiếm làm chỗ để xe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Mặc dù khu vực này có rào để bảo vệ không gian vỉa hè nhưng vẫn bị lấn chiếm làm chỗ để xe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không những vậy, nơi đây có rất nhiều quán nước xếp ghế cho khách ngồi chiếm đến hơn một nửa không gian vỉa hè. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Không những vậy, nơi đây có rất nhiều quán nước xếp ghế cho khách ngồi chiếm đến hơn một nửa không gian vỉa hè. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) có khu vực nhiều cửa hàng nội thất, đồ thờ ngang nhiên bày bán sản phẩm đến sát lề đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) có khu vực nhiều cửa hàng nội thất, đồ thờ ngang nhiên bày bán sản phẩm đến sát lề đường. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Được biết, cơ quan chức năng thành phố sẽ kiểm tra quyết liệt nhằm phát hiện, xử lý 100% hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng để tạo tính răn đe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Được biết, cơ quan chức năng thành phố sẽ kiểm tra quyết liệt nhằm phát hiện, xử lý 100% hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng để tạo tính răn đe. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục