Chiều 24/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm Tài chính London tổ chức Tọa đàm "Khuôn khổ Pháp lý hợp tác công tư (PPP) tại Việt Nam" để bàn về chính sách, khuôn khổ pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát triển các mô hình trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang tập trung triển khai cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và kêu gọi các nguồn lực để đầu tư. Chính vì vậy, phía Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác công tư PPP để có thể giải quyết điểm nghẽn này, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác công-tư, đây là hình thức mới mẻ của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu bằng nguồn vốn của Nhà nước. Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn phía Anh Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP.
Ông Alderman David Wooton, Thị trưởng trung tâm tài chính London nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng đối tác chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, luật pháp và một số loại hình dịch vụ."
Thị trưởng hy vọng có thể đáp ứng được nhóm nhu cầu đô thị; nhấn mạnh các chương trình PPP, phát triển mạnh quỹ đầu tư công sang quỹ đầu tư tư.Đối với những văn bản sẽ hết hiệu lực vào năm 2013, hai bên cần tiếp tục đàm phán, tạo tiền đề pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác, góp phần phát triển kinh tế hai nước.
Thị trưởng hy vọng những kết nối kinh doanh thiết lập được sẽ góp phần hiện thực hóa tham vọng của cả hai nước là nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều lên 4 tỷ đôla vào năm 2013, cũng như tăng cường đầu tư trực tiếp từ Anh vào Việt Nam.
Đại diện Công ty Luật Allen and Overy – Anh Quốc, cũng đã giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm về một số loại hình dịch vụ công của PPP đã được triển khai và khá quen thuộc ở Anh, đó là cơ chế PFI (sáng kiến tài chính tư).
Những nguyên tắc chính của PFI là các dịch vụ mua hàng hóa không phải là tài sản; quản lý rủi ro giữa các lĩnh vực công và tư; sử dụng và kết hợp bí quyết và chuyên môn của lĩnh vực; kết hợp toàn bộ giá thành vòng đời trong các dự án cơ sở hạ tầng. Những lĩnh vực mà PFI được triển khai như là giáo dục, cải tạo nhà đô thị, bệnh viện, quốc phòng…
Thành công đáng chú ý của PFI là cho phép phát triển hạ tầng sớm ở Anh Quốc. Đây được coi là kinh nghiệm rất đáng tham khảo cho Việt Nam trong quá trình thực hiện và triển khai PPP.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, chia sẻ một số vấn đề khác như kinh nghiệm về các dự án PFI ở Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; tình hình triển khai thí điểm hợp tác công-tư ở Việt Nam.../.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Vương quốc Anh là một trong những quốc gia hỗ trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam đang tập trung triển khai cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ công và kêu gọi các nguồn lực để đầu tư. Chính vì vậy, phía Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác công tư PPP để có thể giải quyết điểm nghẽn này, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong hợp tác công-tư, đây là hình thức mới mẻ của Việt Nam. Trước đây, Việt Nam đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu bằng nguồn vốn của Nhà nước. Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn phía Anh Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho Việt Nam trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP.
Ông Alderman David Wooton, Thị trưởng trung tâm tài chính London nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng đối tác chiến lược kinh doanh mạnh mẽ, chuyển giao kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, luật pháp và một số loại hình dịch vụ."
Thị trưởng hy vọng có thể đáp ứng được nhóm nhu cầu đô thị; nhấn mạnh các chương trình PPP, phát triển mạnh quỹ đầu tư công sang quỹ đầu tư tư.Đối với những văn bản sẽ hết hiệu lực vào năm 2013, hai bên cần tiếp tục đàm phán, tạo tiền đề pháp lý khuyến khích các doanh nghiệp hai nước hợp tác, góp phần phát triển kinh tế hai nước.
Thị trưởng hy vọng những kết nối kinh doanh thiết lập được sẽ góp phần hiện thực hóa tham vọng của cả hai nước là nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều lên 4 tỷ đôla vào năm 2013, cũng như tăng cường đầu tư trực tiếp từ Anh vào Việt Nam.
Đại diện Công ty Luật Allen and Overy – Anh Quốc, cũng đã giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm về một số loại hình dịch vụ công của PPP đã được triển khai và khá quen thuộc ở Anh, đó là cơ chế PFI (sáng kiến tài chính tư).
Những nguyên tắc chính của PFI là các dịch vụ mua hàng hóa không phải là tài sản; quản lý rủi ro giữa các lĩnh vực công và tư; sử dụng và kết hợp bí quyết và chuyên môn của lĩnh vực; kết hợp toàn bộ giá thành vòng đời trong các dự án cơ sở hạ tầng. Những lĩnh vực mà PFI được triển khai như là giáo dục, cải tạo nhà đô thị, bệnh viện, quốc phòng…
Thành công đáng chú ý của PFI là cho phép phát triển hạ tầng sớm ở Anh Quốc. Đây được coi là kinh nghiệm rất đáng tham khảo cho Việt Nam trong quá trình thực hiện và triển khai PPP.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận, chia sẻ một số vấn đề khác như kinh nghiệm về các dự án PFI ở Vương quốc Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; tình hình triển khai thí điểm hợp tác công-tư ở Việt Nam.../.
Thúy Hiền (TTXVN)