Riêng trong năm 2010, có 15 dự án với tổng vốn đầu tư 2,6 triệu USD, vốngóp của Việt kiều là 1,1 triệu USD.
Tuy các dự án của Việt kiều có quy mô và vốn đầu tư không lớn nhưng lạirất đa dạng về ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Trong đó, tập trung vào ba lĩnhvực chính là công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản và thôngtin-truyền thông, chiếm trên 90% vốn đầu tư.
Ngoài ba nhóm ngành trên, đầu tư của Việt kiều còn trải rộng trên các lĩnhvực y tế, giáo dục, khoa học-công nghệ, xây dựng, vận tải, kho bãi, bán buôn vàbán lẻ, sửa chữa xe các loại, trợ giúp xã hội, nghệ thuật-vui chơi và giải trí,…
Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, ngày càngcó nhiệu người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia đầu tư sản xuất, kinhdoanh với nhiều ngành nghề khác nhau, góp phần xây dựng đất nước và thành phố.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp Việtkiều đầu tư tại Việt Nam, trong đó có những vướng mắc về các quy định của phápluật áp dụng đối với người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến vấn đề còn haykhông còn quốc tịch Việt Nam của Việt kiều.
Để tháo gỡ những vướng mắc này, mới đây Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghịvề chính sách, chủ trương cần nghiên cứu bổ sung các chế độ ưu đãi cho ngườiViệt Nam không còn quốc tịch Việt Nam, về nước đầu tư theo tinh thần của Nghịquyết 36 (năm 2004) của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nướcngoài; đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh cải cách cácthủ tục đất đai, hải quan, các chính sách và thủ tục thuế, xóa bỏ những giấy tờkhông cần thiết./.