Việt Nam và Ghana là những "ngôi sao sáng" trong số các nước đạt tiến bộ lớn trên lộ trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) nhằm giảm tỷ lệ nghèo đói và đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đánh giá trên được nhóm chuyên gia cố vấn Anh thuộc Viện Phát triển hải ngoại (ODI) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 14/9, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về thúc đẩy nỗ lực đạt được MDG diễn ra vào tuần tới.
Theo báo cáo của ODI, trong vòng 14 năm (từ 1990-2004), Việt Nam đã đạt được "tiến bộ chưa từng có" trong việc cải thiện đời sống của người nghèo.
Với nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ người có mức thu nhập dưới 1USD/ngày từ gần 2/3 dân số xuống còn 1/5.
Trong khi đó, Ghana cũng đạt thành tích giảm gần 3/4 số người nghèo - từ mức 34% dân số xuống còn 9% trong giai đoạn 1990-2004. Với kết quả giảm được một nửa số người nghèo, 10 nước châu Phi, trong đó có Ethiopia, Ai Cập và Angola đã được ODI đánh giá cao trong báo cáo của mình.
Mặc dù khá lạc quan trong đánh giá đối với một số nước, song ODI vẫn chỉ trích một số nước và khu vực trên thế giới đạt tiến bộ chậm chạp trong việc thực hiện MDG, đặc biệt là trong lĩnh vực giảm đói nghèo và tiếp cận với giáo dục.
Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2000 đã đề ra tám MDG, song với tốc độ thực hiện như hiện nay, các chuyên gia và cơ quan viện trợ thế giới tỏ ra hoài nghi về việc đạt MDG khi thời hạn chót đang đến gần (năm 2015).
ODI cảnh báo còn nhiều khó khăn trước mắt, đặc biệt là việc thực hiện MDG tại khu vực châu Phi, nơi có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới./.
Đánh giá trên được nhóm chuyên gia cố vấn Anh thuộc Viện Phát triển hải ngoại (ODI) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 14/9, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về thúc đẩy nỗ lực đạt được MDG diễn ra vào tuần tới.
Theo báo cáo của ODI, trong vòng 14 năm (từ 1990-2004), Việt Nam đã đạt được "tiến bộ chưa từng có" trong việc cải thiện đời sống của người nghèo.
Với nỗ lực không ngừng, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và giảm tỷ lệ người có mức thu nhập dưới 1USD/ngày từ gần 2/3 dân số xuống còn 1/5.
Trong khi đó, Ghana cũng đạt thành tích giảm gần 3/4 số người nghèo - từ mức 34% dân số xuống còn 9% trong giai đoạn 1990-2004. Với kết quả giảm được một nửa số người nghèo, 10 nước châu Phi, trong đó có Ethiopia, Ai Cập và Angola đã được ODI đánh giá cao trong báo cáo của mình.
Mặc dù khá lạc quan trong đánh giá đối với một số nước, song ODI vẫn chỉ trích một số nước và khu vực trên thế giới đạt tiến bộ chậm chạp trong việc thực hiện MDG, đặc biệt là trong lĩnh vực giảm đói nghèo và tiếp cận với giáo dục.
Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc năm 2000 đã đề ra tám MDG, song với tốc độ thực hiện như hiện nay, các chuyên gia và cơ quan viện trợ thế giới tỏ ra hoài nghi về việc đạt MDG khi thời hạn chót đang đến gần (năm 2015).
ODI cảnh báo còn nhiều khó khăn trước mắt, đặc biệt là việc thực hiện MDG tại khu vực châu Phi, nơi có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS cao nhất thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)