Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (DPM) Nguyễn Hồng Vinh cho biết nhờ có vị trí thuận lợi nằm gần vùng tiêu thụ phân bón lớn như Thái Lan, Campuchia, Philippines, Myanmar... nên sản phẩm phân bón của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng chủng loại của các nước Trung Đông và vùng Bantic.
Cụ thể, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN chỉ mất từ 3-5 ngày/chuyến hàng, ít hơn nhiều so với 40-50 ngày/chuyến hàng vận chuyển từ các nước Trung Đông và vùng Bantic.
Thêm vào đó, cước phí vận chuyển từ Việt Nam đi các nước cũng thấp hơn so với các nước khác từ Trung Đông và vùng Bantic. Vì vậy, đây chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn trong quá trình quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường sang khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu phân bón sang ASEAN cũng chưa hết khó khăn. Myanmar là thị trường tiềm năng lớn cho xuất khẩu phân bón do năng lực sản xuất phân urê của nước này mới đáp ứng được 10% nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp, nhưng với chính sách trợ giá của Chính phủ Myanmar đối với mặt hàng phân bón, cộng thêm hệ thống ngân hàng, tài chính yếu kém cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của phân bón có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc... nên doanh nghiệp xuất khẩu phân bón vào Myanmar cũng gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu, hiện DPM đã ký một số thỏa thuận nguyên tắc với các khách hàng lớn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã mở chi nhánh ở Campuchia trong năm 2011 và năm 2012 này sẽ mở văn phòng đại diện tại Myanmar để thúc đẩy tiêu thụ phân bón ở hai thị trường tiềm năng này.
Sáu tháng đầu năm, DPM đã xuất khẩu được hơn 50.000 tấn phân bón sang Philippines, Campuchia và Myanmar. Dự kiến, trong những năm tới đây, DPM sẽ xuất khẩu khoảng 300.000 tấn urê/năm, chiếm khoảng 25% doanh thu toàn tổng công ty.
Với nhu cầu phân đạm cả nước chỉ khoảng 2 triệu tấn/năm trong khi năng lực sản xuất phân urê của các nhà máy trong nước sẽ ở ngưỡng 2,6 triệu tấn vào năm nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng và thị trường quốc tế là yêu cầu bắt buộc với mỗi doanh nghiệp sản xuất phân urê để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất và hạn chế các tác động bất lợi từ sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước./.
Cụ thể, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN chỉ mất từ 3-5 ngày/chuyến hàng, ít hơn nhiều so với 40-50 ngày/chuyến hàng vận chuyển từ các nước Trung Đông và vùng Bantic.
Thêm vào đó, cước phí vận chuyển từ Việt Nam đi các nước cũng thấp hơn so với các nước khác từ Trung Đông và vùng Bantic. Vì vậy, đây chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn trong quá trình quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường sang khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu phân bón sang ASEAN cũng chưa hết khó khăn. Myanmar là thị trường tiềm năng lớn cho xuất khẩu phân bón do năng lực sản xuất phân urê của nước này mới đáp ứng được 10% nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp, nhưng với chính sách trợ giá của Chính phủ Myanmar đối với mặt hàng phân bón, cộng thêm hệ thống ngân hàng, tài chính yếu kém cũng như sự cạnh tranh quyết liệt của phân bón có nguồn gốc nhập lậu từ Trung Quốc... nên doanh nghiệp xuất khẩu phân bón vào Myanmar cũng gặp nhiều khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu, hiện DPM đã ký một số thỏa thuận nguyên tắc với các khách hàng lớn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, Tổng Công ty đã mở chi nhánh ở Campuchia trong năm 2011 và năm 2012 này sẽ mở văn phòng đại diện tại Myanmar để thúc đẩy tiêu thụ phân bón ở hai thị trường tiềm năng này.
Sáu tháng đầu năm, DPM đã xuất khẩu được hơn 50.000 tấn phân bón sang Philippines, Campuchia và Myanmar. Dự kiến, trong những năm tới đây, DPM sẽ xuất khẩu khoảng 300.000 tấn urê/năm, chiếm khoảng 25% doanh thu toàn tổng công ty.
Với nhu cầu phân đạm cả nước chỉ khoảng 2 triệu tấn/năm trong khi năng lực sản xuất phân urê của các nhà máy trong nước sẽ ở ngưỡng 2,6 triệu tấn vào năm nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng và thị trường quốc tế là yêu cầu bắt buộc với mỗi doanh nghiệp sản xuất phân urê để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất và hạn chế các tác động bất lợi từ sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường trong nước./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)