Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) diễn ra từ 5-20/6/2013 tại Geneva, Thụy Sĩ, với sự tham dự của hơn 5.000 đại biểu đến từ 185 quốc gia thành viên.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân dẫn đầu đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng ngày 12/6.
Trong hơn 94 năm qua, ILO và các đối tác ba bên (tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan chính phủ) đã không ngừng nỗ lực thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, hòa bình và ổn định lâu dài trên toàn thế giới thông qua việc thực hiện các quyền, nguyên tắc cơ bản trong lao động. Hội nghị lần này tập trung bàn thảo về các vấn đề như bảo vệ việc làm cho những lao động yếu thế nhất, mở rộng đối thoại xã hội và thách thức về già hóa dân số.
Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao báo cáo đầu tiên của Tổng giám đốc ILO, ông Guy Ryder tại Hội nghị Lao động Quốc tế với tiêu đề "Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập ILO: Hiện trạng, đổi mới và cam kết ba bên."
Việt Nam hoàn toàn nhất trí với quan điểm được nêu trong báo cáo rằng ILO cần tập trung nỗ lực để hỗ trợ những đối tượng yếu thế nhất và công việc quan trọng của ILO trong thế kỷ mới không phải là giúp công việc tốt trở nên tốt hơn, mà là bảo vệ người lao động đang thực hiện các công việc tồi tệ nhất, hoan nghênh ILO xây dựng và thảo luận báo cáo về “Đối thoại xã hội.”
Báo cáo đã cho thấy bức tranh tổng thể về luật pháp và thực tiễn, các xu hướng, thách thức, cũng như các bài học kinh nghiệm, chia sẻ các sáng kiến tốt được áp dụng ở các nước để thúc đẩy đối thoại xã hội.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết ở Việt Nam, đối thoại xã hội được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và được thực thi trên thực tiễn. Bộ luật Lao động sửa đổi bắt đầu có hiệu lực ngày 1/5/2013, đã giành một chương riêng về đối thoại xã hội, đặc biệt là hỗ trợ đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động ở cấp doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình để nâng cao năng lực đại diện, kỹ năng thương lượng, thúc đẩy đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể, củng cố các thiết chế quan hệ lao động, áp dụng các mô hình mới nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Việt Nam cũng đang trong quá trình sửa đổi và kiện toàn hệ thống pháp luật lao động. Trong quá trình xây dựng pháp luật lao động, Việt Nam đã và đang nghiên cứu nhiều công ước của ILO để tiến tới phê chuẩn và áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngày18/4/2013 vừa qua, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký phê chuẩn Công ước về Lao động trong ngành hàng hải, 2006.
Thúc đẩy việc làm đầy đủ và bền vững cho tất cả mọi người cũng là ưu tiên của các nước trong khu vực ASEAN. Trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Lao động ASEAN 2010-2015, Việt Nam đang xúc tiến và thực hiện nhiều sáng kiến trong khu vực về an toàn vệ sinh lao động, thanh tra lao động, an sinh xã hội và việc làm bền vững cho tất cả mọi người.
Về vấn đề già hóa dân số, Thứ trưởng Huân cho biết: Việt Nam đang trong giai đoạn lợi tức nhân khẩu học, và sẽ bắt đầu giai đoạn già hóa dân số trong khoảng 3 thập kỷ tới. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra các thách thức không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, đào tạo nghề, an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc y tế đặc biệt là cho các nhóm dân số thanh niên, người nghèo và các đối tượng yếu thế.
Bên cạnh giải quyết việc làm, Việt Nam luôn chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả mọi người. Chính phủ đang nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng duy trì tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội; mở rộng diện bao phủ, tạo điều kiện hơn nữa cho người lao động phi chính thức được tham gia bảo hiểm xã hội và đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội.
Được thành lập năm 1919, ILO đã trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên hợp nhất với cơ quan Liên hợp quốc vào năm 1946. Năm ILO thiết lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Từ tháng 6/2002, Việt Nam được bầu là thành viên phó Hội đồng Quản trị của ILO với 3 nhiệm kỳ liên tục đến năm 2011.
Tại hội nghị lần thứ 100 của ILO, Việt Nam được bầu làm thành viên chính thức của Hội đồng quản trị ILO nhiệm kỳ 2011-2014, thể hiện vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế./.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân dẫn đầu đã có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng ngày 12/6.
Trong hơn 94 năm qua, ILO và các đối tác ba bên (tổ chức đại diện cho người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan chính phủ) đã không ngừng nỗ lực thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, hòa bình và ổn định lâu dài trên toàn thế giới thông qua việc thực hiện các quyền, nguyên tắc cơ bản trong lao động. Hội nghị lần này tập trung bàn thảo về các vấn đề như bảo vệ việc làm cho những lao động yếu thế nhất, mở rộng đối thoại xã hội và thách thức về già hóa dân số.
Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao báo cáo đầu tiên của Tổng giám đốc ILO, ông Guy Ryder tại Hội nghị Lao động Quốc tế với tiêu đề "Hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập ILO: Hiện trạng, đổi mới và cam kết ba bên."
Việt Nam hoàn toàn nhất trí với quan điểm được nêu trong báo cáo rằng ILO cần tập trung nỗ lực để hỗ trợ những đối tượng yếu thế nhất và công việc quan trọng của ILO trong thế kỷ mới không phải là giúp công việc tốt trở nên tốt hơn, mà là bảo vệ người lao động đang thực hiện các công việc tồi tệ nhất, hoan nghênh ILO xây dựng và thảo luận báo cáo về “Đối thoại xã hội.”
Báo cáo đã cho thấy bức tranh tổng thể về luật pháp và thực tiễn, các xu hướng, thách thức, cũng như các bài học kinh nghiệm, chia sẻ các sáng kiến tốt được áp dụng ở các nước để thúc đẩy đối thoại xã hội.
Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết ở Việt Nam, đối thoại xã hội được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và được thực thi trên thực tiễn. Bộ luật Lao động sửa đổi bắt đầu có hiệu lực ngày 1/5/2013, đã giành một chương riêng về đối thoại xã hội, đặc biệt là hỗ trợ đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động ở cấp doanh nghiệp.
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chương trình để nâng cao năng lực đại diện, kỹ năng thương lượng, thúc đẩy đối thoại và ký kết thỏa ước lao động tập thể, củng cố các thiết chế quan hệ lao động, áp dụng các mô hình mới nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
Việt Nam cũng đang trong quá trình sửa đổi và kiện toàn hệ thống pháp luật lao động. Trong quá trình xây dựng pháp luật lao động, Việt Nam đã và đang nghiên cứu nhiều công ước của ILO để tiến tới phê chuẩn và áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngày18/4/2013 vừa qua, Chủ tịch nước Việt Nam đã ký phê chuẩn Công ước về Lao động trong ngành hàng hải, 2006.
Thúc đẩy việc làm đầy đủ và bền vững cho tất cả mọi người cũng là ưu tiên của các nước trong khu vực ASEAN. Trong khuôn khổ Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Lao động ASEAN 2010-2015, Việt Nam đang xúc tiến và thực hiện nhiều sáng kiến trong khu vực về an toàn vệ sinh lao động, thanh tra lao động, an sinh xã hội và việc làm bền vững cho tất cả mọi người.
Về vấn đề già hóa dân số, Thứ trưởng Huân cho biết: Việt Nam đang trong giai đoạn lợi tức nhân khẩu học, và sẽ bắt đầu giai đoạn già hóa dân số trong khoảng 3 thập kỷ tới. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhưng cũng đặt ra các thách thức không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục, đào tạo nghề, an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc y tế đặc biệt là cho các nhóm dân số thanh niên, người nghèo và các đối tượng yếu thế.
Bên cạnh giải quyết việc làm, Việt Nam luôn chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội cho tất cả mọi người. Chính phủ đang nghiên cứu sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng duy trì tính bền vững của quỹ bảo hiểm xã hội; mở rộng diện bao phủ, tạo điều kiện hơn nữa cho người lao động phi chính thức được tham gia bảo hiểm xã hội và đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, an sinh xã hội.
Được thành lập năm 1919, ILO đã trở thành tổ chức chuyên môn đầu tiên hợp nhất với cơ quan Liên hợp quốc vào năm 1946. Năm ILO thiết lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Từ tháng 6/2002, Việt Nam được bầu là thành viên phó Hội đồng Quản trị của ILO với 3 nhiệm kỳ liên tục đến năm 2011.
Tại hội nghị lần thứ 100 của ILO, Việt Nam được bầu làm thành viên chính thức của Hội đồng quản trị ILO nhiệm kỳ 2011-2014, thể hiện vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)