Phóng viên TTXVN tại Pháp dẫn bài viết trên phụ san kinh tế của nhật báo Pháp, Le Figaro, ngày 28/11 nhận xét với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình đô thị hóa nhanh, Việt Nam đã tiến nhanh trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế kể từ năm 1993.
Với tiêu đề "Việt Nam hấp dẫn các chủ thể đầu tư cho phát triển," tác giả bài viết cho rằng sau 20 năm cải cách, với mức tăng trưởng cao, trung bình 7% mỗi năm, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ, trở thành nước có thu nhập trung bình, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và càphê.
Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Le Figaro ghi nhận Việt Nam có thị trường 85 triệu dân, với thế mạnh là sự ổn định về chính trị và thể chế nên từ nhiều năm qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ và đầu tư tư nhân.
Bài báo dẫn lời Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh trong chuyến làm việc tại Pháp khẳng định chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến lược 10 năm nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm tình trạng bất công và sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, cũng như đấu tranh chống tình trạng biến đổi khí hậu.
Trả lời phỏng vấn Le Figaro, Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho biết Chính phủ Việt Nam mong muốn thúc đẩy và hiện đại hóa nền kinh tế thị trường, hoàn thiện khung pháp lý, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính.
Theo Le Figaro, kể từ năm 1993, Việt Nam đã nhận được 64 tỷ USD vốn tài trợ song phương và đa phương, trong đó 34 tỷ USD đã được giải ngân, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 đạt 103 tỷ USD. Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là nhà tài trợ song phương đứng thứ ba tại Việt Nam, sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ nay đến năm 2013, Pháp đã cam kết cho Việt Nam vay hơn một tỷ euro, dưới dạng vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng (vận tải, năng lượng, quy hoạch đô thị) và hỗ trợ cho các dự án nông nghiệp.
Việt Nam hiện là khách hàng đứng thứ ba của AFD, sau Tunisia và Morrocco. Le Figaro dẫn đánh giá của Giám đốc AFD tại Việt Nam, Jean-Marc Gravellini rằng thách thức hiện nay là cần đa dạng hóa các khoản cho vay, thông qua việc tài trợ cho các dự án, hướng trực tiếp tới các doanh nghiệp có sự ổn định vững chắc nhất tại Việt Nam./.
Với tiêu đề "Việt Nam hấp dẫn các chủ thể đầu tư cho phát triển," tác giả bài viết cho rằng sau 20 năm cải cách, với mức tăng trưởng cao, trung bình 7% mỗi năm, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ, trở thành nước có thu nhập trung bình, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo và càphê.
Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, Le Figaro ghi nhận Việt Nam có thị trường 85 triệu dân, với thế mạnh là sự ổn định về chính trị và thể chế nên từ nhiều năm qua đã thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ và đầu tư tư nhân.
Bài báo dẫn lời Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh trong chuyến làm việc tại Pháp khẳng định chính phủ Việt Nam đã đề ra chiến lược 10 năm nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm tình trạng bất công và sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, cũng như đấu tranh chống tình trạng biến đổi khí hậu.
Trả lời phỏng vấn Le Figaro, Thứ trưởng Cao Viết Sinh cho biết Chính phủ Việt Nam mong muốn thúc đẩy và hiện đại hóa nền kinh tế thị trường, hoàn thiện khung pháp lý, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước và lĩnh vực tài chính.
Theo Le Figaro, kể từ năm 1993, Việt Nam đã nhận được 64 tỷ USD vốn tài trợ song phương và đa phương, trong đó 34 tỷ USD đã được giải ngân, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 đạt 103 tỷ USD. Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là nhà tài trợ song phương đứng thứ ba tại Việt Nam, sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ nay đến năm 2013, Pháp đã cam kết cho Việt Nam vay hơn một tỷ euro, dưới dạng vốn vay ưu đãi phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng (vận tải, năng lượng, quy hoạch đô thị) và hỗ trợ cho các dự án nông nghiệp.
Việt Nam hiện là khách hàng đứng thứ ba của AFD, sau Tunisia và Morrocco. Le Figaro dẫn đánh giá của Giám đốc AFD tại Việt Nam, Jean-Marc Gravellini rằng thách thức hiện nay là cần đa dạng hóa các khoản cho vay, thông qua việc tài trợ cho các dự án, hướng trực tiếp tới các doanh nghiệp có sự ổn định vững chắc nhất tại Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)