Hội nghị quốc tế với chủ đề "Quản lý rủi ro các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu," đã xây dựng được những cơ sở quan trọng để hoàn thiện báo cáo về quản lý rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ được xuất bản vào tháng 11/2011.
Tiến sĩ Christopher Field, Đồng Chủ tịch của nhóm làm việc II, Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị ngày 25/3.
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ tai biến khí hậu lớn vì có đường bờ biển dài, dễ chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng nước biển xâm lấn, bão, lũ lụt...
Chính phủ Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao ở những chính sách đúng đắn, nhanh chóng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tích cực tuyên truyền về biến đổi khí hậu để thay đổi hành vi của người dân, tích hợp giảng dạy về biến đổi khí hậu trong các bài giảng cho học sinh, sinh viên...
Trong ba ngày hội thảo, các nhà khoa học đã cùng bàn bạc quanh ba chủ đề chính là điều gì đang diễn ra với hiện tượng thời tiết; tác nhân gây ra biến đổi khí hậu; mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu với hiện tượng thiên tai.
Sau hội thảo này, IPCC sẽ có những đánh giá chính xác về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với thiên tai và giới thiệu những công nghệ đối phó với thiên tai để Việt Nam cũng như các nước khác có thể ứng dụng trong thực tế.
Bản phác thảo được thông qua gồm chín chương về các lĩnh vực khoa học về biến đổi khí hậu, tổn thương, ảnh hưởng và thích ứng với hiện tượng cực đoan cũng như cộng đồng trong việc quản lý rủi ro.
Trong bản báo cáo, IPCC đã đánh giá một cách chân thực các hiện tượng cực đoan thường xuyên như bão, lũ lụt và hạn hán trong tương lai do biến đổi khí hậu gây ra. Thông qua bản báo cáo này, khả năng chống chọi với thời tiết cực đoan và tai biến khí hậu của các chính phủ và người dân cũng sẽ được xem xét, đánh giá.
Hội nghị quốc tế lần này được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22-25/3 do IPCC phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) tổ chức tại Hà Nội, quy tụ gần 100 nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ./.
Tiến sĩ Christopher Field, Đồng Chủ tịch của nhóm làm việc II, Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị ngày 25/3.
Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ tai biến khí hậu lớn vì có đường bờ biển dài, dễ chịu ảnh hưởng bởi các hiện tượng nước biển xâm lấn, bão, lũ lụt...
Chính phủ Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá rất cao ở những chính sách đúng đắn, nhanh chóng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu như xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, tích cực tuyên truyền về biến đổi khí hậu để thay đổi hành vi của người dân, tích hợp giảng dạy về biến đổi khí hậu trong các bài giảng cho học sinh, sinh viên...
Trong ba ngày hội thảo, các nhà khoa học đã cùng bàn bạc quanh ba chủ đề chính là điều gì đang diễn ra với hiện tượng thời tiết; tác nhân gây ra biến đổi khí hậu; mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu với hiện tượng thiên tai.
Sau hội thảo này, IPCC sẽ có những đánh giá chính xác về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu với thiên tai và giới thiệu những công nghệ đối phó với thiên tai để Việt Nam cũng như các nước khác có thể ứng dụng trong thực tế.
Bản phác thảo được thông qua gồm chín chương về các lĩnh vực khoa học về biến đổi khí hậu, tổn thương, ảnh hưởng và thích ứng với hiện tượng cực đoan cũng như cộng đồng trong việc quản lý rủi ro.
Trong bản báo cáo, IPCC đã đánh giá một cách chân thực các hiện tượng cực đoan thường xuyên như bão, lũ lụt và hạn hán trong tương lai do biến đổi khí hậu gây ra. Thông qua bản báo cáo này, khả năng chống chọi với thời tiết cực đoan và tai biến khí hậu của các chính phủ và người dân cũng sẽ được xem xét, đánh giá.
Hội nghị quốc tế lần này được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 22-25/3 do IPCC phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) tổ chức tại Hà Nội, quy tụ gần 100 nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực biến đổi khí hậu đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ./.
N.Anh (Vietnam+)