Hội nghị “Hài hước ở ASEAN” (Humour in ASEAN) vừa diễn ra tại Bangkok, Thái Lan trong hai ngày 4-5/8.
Nhiều bài tham luận hay giới thiệu mang lại nhiều tiếng cười vui cho người nghe của nhiều học giả đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam và nước chủ nhà Thái Lan cùng với một số nhà nghiên cứu của Anh, Mỹ và một vài nước khác đã góp vui trong hội nghị.
Hội nghị do trường Đại học Chalalongkorn phối hợp với Diễn đàn nghiên cứu nhân văn và Quỹ nghiên cứu Thái Lan phối hợp tổ chức.
Đây là dịp để các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong khu vực trình bày cụ thể thêm về đề tài liên quan đến đời sống của nhân dân 10 nước ASEAN.
Hoạt động này góp phần nâng cao sự hiểu biết về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, sự phong phú và vai trò của đặc tính hài hước là nhiều khi có thể giúp chuyển biến các tình huống khó xử theo hướng tích cực và dễ được chấp nhận hơn trong cuộc sống.
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra nêu rõ hài hước là một phần quan trọng trong đời sông và nếu được sử dụng đúng lúc sẽ mang lại niềm vui và tiếng cười.
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ASEAN hiện nay là xây dựng một cộng đồng và công dân chia sẻ trong nhân dân 10 nước thành viên ASEAN. Điều này đã được nêu rõ trong Kế hoạch thiếp lập Cộng đồng Chính trị-An ninh và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, với một trong những cách thực hiện mục tiêu này là bằng phát triển các giá trị và quan điểm nhận thức chung.
Việc phát huy và coi tính hài hước như một phần trong tài sản văn hóa phong phú của ASEAN sẽ là một thành tố quan trọng trong chiến lược san lấp khoảng cách, làm tăng sự hiểu biết giữa nhân dân khu vực về nền văn hóa, đưa con người đến gần với nhau hơn.
Cùng tham gia cuộc hội thảo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu minh triết Việt Nam Hoàng Ngọc Hiến đã trình bày khái quát về hài hước của Việt Nam và tiếng cười - có giá trị như “mười thang thuốc bổ.”
Ông cho rằng đặc tính hài hước ngày càng được nhân văn hóa, nhưng thay đổi theo thời đại và không gian văn hóa.
Ông Hiến đồng thời diễn giải một số tình huống buồn cười, câu nói hóm hỉnh và bông đùa, đề cập đến bản chất cũng như cấu trúc của nghệ thuật hài hước, trích dẫn một số truyện cười đặc sắc của Việt Nam, trong đó có truyện Trạng Quỳnh thết Chúa “Tiệc mầm đá,” “Lợn cưới, áo mới,” “Lạy cụ đề ạ,” truyện anh chàng keo kiệt “Thà chết còn hơn.”
Lối “nói lái,” một hiện tượng đặc thù của tiếng Việt và là hình thức chơi chữ khá phổ biến trong truyện cười hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, cũng được ông Hoàng Ngọc Hiến trình bày tại cuộc hội thảo./.
Nhiều bài tham luận hay giới thiệu mang lại nhiều tiếng cười vui cho người nghe của nhiều học giả đến từ Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam và nước chủ nhà Thái Lan cùng với một số nhà nghiên cứu của Anh, Mỹ và một vài nước khác đã góp vui trong hội nghị.
Hội nghị do trường Đại học Chalalongkorn phối hợp với Diễn đàn nghiên cứu nhân văn và Quỹ nghiên cứu Thái Lan phối hợp tổ chức.
Đây là dịp để các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong khu vực trình bày cụ thể thêm về đề tài liên quan đến đời sống của nhân dân 10 nước ASEAN.
Hoạt động này góp phần nâng cao sự hiểu biết về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, sự phong phú và vai trò của đặc tính hài hước là nhiều khi có thể giúp chuyển biến các tình huống khó xử theo hướng tích cực và dễ được chấp nhận hơn trong cuộc sống.
Phát biểu tại hội nghị, Thống đốc Bangkok Sukhumbhand Paribatra nêu rõ hài hước là một phần quan trọng trong đời sông và nếu được sử dụng đúng lúc sẽ mang lại niềm vui và tiếng cười.
Một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ASEAN hiện nay là xây dựng một cộng đồng và công dân chia sẻ trong nhân dân 10 nước thành viên ASEAN. Điều này đã được nêu rõ trong Kế hoạch thiếp lập Cộng đồng Chính trị-An ninh và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN, với một trong những cách thực hiện mục tiêu này là bằng phát triển các giá trị và quan điểm nhận thức chung.
Việc phát huy và coi tính hài hước như một phần trong tài sản văn hóa phong phú của ASEAN sẽ là một thành tố quan trọng trong chiến lược san lấp khoảng cách, làm tăng sự hiểu biết giữa nhân dân khu vực về nền văn hóa, đưa con người đến gần với nhau hơn.
Cùng tham gia cuộc hội thảo, giám đốc Trung tâm nghiên cứu minh triết Việt Nam Hoàng Ngọc Hiến đã trình bày khái quát về hài hước của Việt Nam và tiếng cười - có giá trị như “mười thang thuốc bổ.”
Ông cho rằng đặc tính hài hước ngày càng được nhân văn hóa, nhưng thay đổi theo thời đại và không gian văn hóa.
Ông Hiến đồng thời diễn giải một số tình huống buồn cười, câu nói hóm hỉnh và bông đùa, đề cập đến bản chất cũng như cấu trúc của nghệ thuật hài hước, trích dẫn một số truyện cười đặc sắc của Việt Nam, trong đó có truyện Trạng Quỳnh thết Chúa “Tiệc mầm đá,” “Lợn cưới, áo mới,” “Lạy cụ đề ạ,” truyện anh chàng keo kiệt “Thà chết còn hơn.”
Lối “nói lái,” một hiện tượng đặc thù của tiếng Việt và là hình thức chơi chữ khá phổ biến trong truyện cười hay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, cũng được ông Hoàng Ngọc Hiến trình bày tại cuộc hội thảo./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)