Nội dung chính của Công ước Minamata về Thủy ngân là đưa ra quy định kiểmsoát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phânphối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sứckhỏe con người và môi trường do phát thải nhân sinh của thủy ngân và các hợpchất thủy ngân.
Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ có lộ trình đến giai đoạn năm2020-2025 để thực thi các quy định của Công ước.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Thứ trưởng Lê Dương Quang nêu rõ Việt Nam cam kếtthực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ các nghĩa vụ của Quốc gia thành viên, đồngthời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ về kỹ thuật, côngnghệ, kinh nghiệm và tài chính giữa các quốc gia thành viên để đạt được mục tiêucủa Công ước, vì một thế giới an toàn, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực củathủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường.
Đánh giá về sự kiện này, tiến sỹ Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (BộCông Thương) nhận định: Việc tham gia Công ước Minamata về Thủy ngân không chỉgóp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mang lại nhiềulợi ích như thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống luật pháp quốc gia về quản lý thủyngân với mục đích đảm bảo sức khỏe con người và môi trường trước những tác hạicủa thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân.
Điều này sẽ góp phần kiểm soát thủyngân có tổ chức, tránh việc buôn bán, nhập lậu và sử dụng thủy ngân thiếu quảnlý tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc tham gia Công ước cũng tạo điều kiện để Việt Namhọc hỏi kinh nghiệm về quản lý thủy ngân và tham gia hợp tác với các nước có nềncông nghiệp hóa chất phát triển trong việc nghiên cứu phát triển các sản phẩmkhông có thủy ngân, các biện pháp công nghệ tối ưu để giảm phát thải thủy ngân.
Trước đó, tại Quyết định số 1811/QĐ/TTg ngày 04/10/2013, Thủ tướng Chínhphủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý Việt Nam ký kết Công ước Minamata về Thủy ngân.
Thủy ngân (Hg) là một hóa chất có đặc tính bền vững trong môi trường nhânsinh và có khả năng tích tụ sinh học gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đếnsức khỏe con người và môi trường.
Hiện nay, tại Việt Nam, thủy ngân đang cótrong nhiều quy trình và sản phẩm công nghiệp (khai thác vàng thủ công, thiết bịchiếu sáng, đốt than tại nhà máy ximăng, nhiệt điện, phân bón…), y tế (hỗ hốngnha khoa, nhiệt kế…) nhưng vẫn chưa được quản lý một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Nhận thức được mối quan ngại nêu trên, Chương trình Môi trường Liên hợpquốc đã có Quyết định số 25/5 ngày 20/2/2009 nhằm cho ra đời một công cụ quản lýtoàn cầu về thủy ngân - Công ước Minamata về Thủy ngân.
Với trách nhiệm quản lýnhà nước về hoạt động hóa chất (theo Luật Hóa chất năm 2007) và là Cơ quan đầumối quốc gia thực hiện Tiếp cận chiến lược quản lý hóa chất quốc tế (StrategicApproach to International Chemicals Management – SAICM), Bộ Công Thương đã cóđại diện tham dự các phiên họp của Ủy ban đàm phán liên chính phủ về Công ướcthủy ngân từ năm 2010 đến nay./.