Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang và Quốc Vụ khanh phụ trách đối ngoại của Tunisia Saida Chtioui đã ký biên bản Kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác giữa Việt Nam-Tunisia, ngày 13/12, tại Hà Nội, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ nhiều mặt giữa hai nước.
Theo biên bản ký kết, hai bên thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dầu khí, năng lượng, đầu tư và tài chính.
Đối với việc hợp tác thương mại, hai bên nhất trí trao đổi danh mục hàng hóa xuất khẩu chủ lực nhằm củng cố và đẩy mạnh trao đổi thương mại giữa hai nước, hướng tới mục tiêu đạt từ 150-250 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2015.
Riêng về hợp tác dầu khí, hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác Tunisia tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, các sản phẩm khí tự nhiên.
Cùng đó, hai bên nhất trí khuyến khích các nhà đầu tư của hai nước vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng. Phía Việt Nam đã trao cho Tunisia dự thảo Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; đồng thời nhất trí đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký hiệp định này.
Tại kỳ họp, hai bên cũng đã thảo luận chi tiết các nội dung hợp tác cụ thể liên quan đến lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, vận tải hàng không, lao động, giáo dục, văn hóa, du lịch, xây dựng, hợp tác giữa các tổ chúc xúc tiến thương mại...
Liên quan đến thương mại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang chính thức đề nghị phía Tunisia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Bà Saida Chtioui nhấn mạnh: “Chúng tôi đang chờ đón viễn cảnh Chính phủ Việt Nam mở cơ quan đại diện thương mại tại Tunisia. Điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực cho cả hai nước.”
Việc Tunisia đang tiến hành công cuộc phát triển toàn diện, đồng thời khẳng định Tunisia đang rất cần hợp tác với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, bởi Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo Bộ Công Thương, Tunisia hiện được coi là một trong những thị trường có nhiều triển vọng của Việt Nam và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các thị trường khác ở Bắc Phi.
Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Tunisia vẫn còn khiêm tốn. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Tunisia mới chỉ ở một con số (8 triệu USD), chủ yếu là các mặt hàng như hải sản, dầu mỡ động vật, chất dẻo nguyên liệu./.
Theo biên bản ký kết, hai bên thống nhất các nội dung hợp tác quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dầu khí, năng lượng, đầu tư và tài chính.
Đối với việc hợp tác thương mại, hai bên nhất trí trao đổi danh mục hàng hóa xuất khẩu chủ lực nhằm củng cố và đẩy mạnh trao đổi thương mại giữa hai nước, hướng tới mục tiêu đạt từ 150-250 triệu USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2015.
Riêng về hợp tác dầu khí, hai bên thống nhất tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đối tác Tunisia tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, các sản phẩm khí tự nhiên.
Cùng đó, hai bên nhất trí khuyến khích các nhà đầu tư của hai nước vào lĩnh vực dầu khí, năng lượng. Phía Việt Nam đã trao cho Tunisia dự thảo Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; đồng thời nhất trí đẩy nhanh quá trình đàm phán để ký hiệp định này.
Tại kỳ họp, hai bên cũng đã thảo luận chi tiết các nội dung hợp tác cụ thể liên quan đến lĩnh vực tài chính, nông nghiệp, vận tải hàng không, lao động, giáo dục, văn hóa, du lịch, xây dựng, hợp tác giữa các tổ chúc xúc tiến thương mại...
Liên quan đến thương mại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang chính thức đề nghị phía Tunisia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Bà Saida Chtioui nhấn mạnh: “Chúng tôi đang chờ đón viễn cảnh Chính phủ Việt Nam mở cơ quan đại diện thương mại tại Tunisia. Điều này sẽ mang lại những kết quả tích cực cho cả hai nước.”
Việc Tunisia đang tiến hành công cuộc phát triển toàn diện, đồng thời khẳng định Tunisia đang rất cần hợp tác với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, bởi Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Theo Bộ Công Thương, Tunisia hiện được coi là một trong những thị trường có nhiều triển vọng của Việt Nam và là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận với các thị trường khác ở Bắc Phi.
Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Tunisia vẫn còn khiêm tốn. 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Tunisia mới chỉ ở một con số (8 triệu USD), chủ yếu là các mặt hàng như hải sản, dầu mỡ động vật, chất dẻo nguyên liệu./.
Uyên Hương