Việt Nam-Ấn Độ mở rộng cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu là nội dung chính của Hội thảo hợp tác Ấn Độ-Việt Nam trong ngành công nghiệp đóng tàu do Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội, chiều 15/3.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Ranit-Rae khẳng định rằng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực đóng tàu là rất lớn, nhất là khi ngành công nghiệp đóng tàu trên thế giới đang hồi phục.
Ông Ranit-Rae nhấn mạnh Ấn Độ rất quan tâm đến ngành đóng tàu của Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu như đường bờ biển dài, chi phí nhân công rẻ. Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu của Vinashin sẽ giúp ngành đóng tàu của Việt Nam trong tương lai sẽ “cất cao” hơn nữa.
Trong khi đó, Ấn Độ là một nước nổi tiếng về công nghiệp đóng tàu. Trong vài năm qua, ngành đóng tàu của Ấn Độ có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2002-2010, doanh thu đóng tàu của Ấn Độ tăng trưởng trên 250%.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn có thế mạnh về năng lực đóng tàu luôn được nâng cao, nhân công rẻ... Do đó, cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đóng tàu là rất lớn.
Ông Ranit-Rae cũng chỉ ra một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp hai nước có thể tăng cường hợp tác như chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các xưởng đóng tàu...
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết từ năm 2007, mối quan hệ giữa hai nước đã trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam và Ấn Độ đều là hai nước có ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước.
Trước đây, Vinashin đã ký biên bản ghi nhớ với Nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ về lĩnh vực đào tạo. Hiện Vinashin đang có ý định xây dựng cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh.
Thông qua cuộc hội thảo này, ông Trường mong muốn Vinashin sẽ tiếp cận với các đối tác tiềm năng của Ấn Độ để cùng đầu tư trong lĩnh vực này và cũng như các lĩnh vực khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và đa dạng hóa sản phẩm trong ngành đóng tàu.
Ông Trường cũng mong muốn các kỹ sư, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách giữa hai bên sẽ trao đổi với nhau, cập nhật thông tin về các dự án, sản phẩm và công nghệ tiên tiến để tăng cường hơn nữa hợp tác lĩnh vực đóng tàu trong tương lai./.
Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Ranit-Rae khẳng định rằng cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực đóng tàu là rất lớn, nhất là khi ngành công nghiệp đóng tàu trên thế giới đang hồi phục.
Ông Ranit-Rae nhấn mạnh Ấn Độ rất quan tâm đến ngành đóng tàu của Việt Nam bởi Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu như đường bờ biển dài, chi phí nhân công rẻ. Ngoài ra, quá trình tái cơ cấu của Vinashin sẽ giúp ngành đóng tàu của Việt Nam trong tương lai sẽ “cất cao” hơn nữa.
Trong khi đó, Ấn Độ là một nước nổi tiếng về công nghiệp đóng tàu. Trong vài năm qua, ngành đóng tàu của Ấn Độ có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt, trong khoảng thời gian từ năm 2002-2010, doanh thu đóng tàu của Ấn Độ tăng trưởng trên 250%.
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn có thế mạnh về năng lực đóng tàu luôn được nâng cao, nhân công rẻ... Do đó, cơ hội hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đóng tàu là rất lớn.
Ông Ranit-Rae cũng chỉ ra một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp hai nước có thể tăng cường hợp tác như chuyển giao công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các xưởng đóng tàu...
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết từ năm 2007, mối quan hệ giữa hai nước đã trở thành mối quan hệ đối tác chiến lược. Việt Nam và Ấn Độ đều là hai nước có ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành mũi nhọn của đất nước.
Trước đây, Vinashin đã ký biên bản ghi nhớ với Nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ về lĩnh vực đào tạo. Hiện Vinashin đang có ý định xây dựng cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh.
Thông qua cuộc hội thảo này, ông Trường mong muốn Vinashin sẽ tiếp cận với các đối tác tiềm năng của Ấn Độ để cùng đầu tư trong lĩnh vực này và cũng như các lĩnh vực khác, nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và đa dạng hóa sản phẩm trong ngành đóng tàu.
Ông Trường cũng mong muốn các kỹ sư, các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách giữa hai bên sẽ trao đổi với nhau, cập nhật thông tin về các dự án, sản phẩm và công nghệ tiên tiến để tăng cường hơn nữa hợp tác lĩnh vực đóng tàu trong tương lai./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)