Một trong những nội dung quan trọng được các cổ đông của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mã chứng khoán VCG thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường năm 2011 là quyết định tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng.
Như vậy sau đợt tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010, Tổng công ty Vinaconex tiếp tục quyết định tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Trong Đại hội cổ đông bất thường này, Hội đồng quản trị Tổng công ty cũng báo cáo và thông qua biểu quyết việc bầu thay thế thành viên Ban kiểm soát và thuy đổi mục đích sử dụng vốn thu được trong đợt cháo bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu khi tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Vinaconex Nguyễn Thành Phương nhận định: Sau đợt tăng vốn năm 2010, tình hình tài chính của Tổng công ty có nhiều chuyển biến tích cực, mức độ mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn giảm, khả năng thanh toán được cải thiện, giải ngân vốn đầu tư các dự án cơ bản đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho quy mô hoạt động lớn theo chiến lược phát triển đã được Tổng công ty hoạch định thì việc tăng vốn điều lệ tại thời điểm này là cần thiết, góp phần tạo thế chủ động về tiến độ giải ngân các dự án cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế, tỷ suất EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) tính trên doanh thu thuần của Tổng công ty liên tiếp tăng cao trong các năm gần đây. Năm 2009 con số này là 24,3%, năm 2010 khoảng 22,8% và 6 tháng đầu năm 2011 đạt 32,6% đã phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, từ những lĩnh vực mang giá trị gia tăng thấp sang những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn.
Trong những tháng còn lại của năm nay và năm tới 2012, tổng nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản của Tổng công ty hơn 2.703 tỷ đồng. Điển hình là một số dự án lớn sắp triển khai như: Nhà ở thu nhập thấp 18,5 ha – Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu Liên cơ thành phố và dự án đối ứng (Hà Nội), Khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng), Cầu Thủ Thiêm (BT) và dự án bất động sản Cầu Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh)... Cùng đó, Tổng công ty sẽ tiếp tục góp vốn (hơn 1.591 tỷ đồng) để nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại các đơn vị thành viên nòng cốt nhằm tạo dựng các mũi nhọn trên mọi lĩnh vực kinh doanh vốn là lợi thế của Tổng công ty.
Đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng sẽ đảm bảo cho Tổng công ty có được cơ cấu nguồn vốn ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều bất ổn như hiện nay. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dự kiến giảm từ mức 2,73 lần cuối quý 2 năm 2011 xuống mức 1,92 lần; hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dự kiến tăng tương ứng từ mức 0,83 lần lên 1,09 lần sau khi hoàn tất đợt chào bán./.
Như vậy sau đợt tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010, Tổng công ty Vinaconex tiếp tục quyết định tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng. Trong Đại hội cổ đông bất thường này, Hội đồng quản trị Tổng công ty cũng báo cáo và thông qua biểu quyết việc bầu thay thế thành viên Ban kiểm soát và thuy đổi mục đích sử dụng vốn thu được trong đợt cháo bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu khi tăng vốn điều lệ từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.
Tổng giám đốc Vinaconex Nguyễn Thành Phương nhận định: Sau đợt tăng vốn năm 2010, tình hình tài chính của Tổng công ty có nhiều chuyển biến tích cực, mức độ mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn giảm, khả năng thanh toán được cải thiện, giải ngân vốn đầu tư các dự án cơ bản đạt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho quy mô hoạt động lớn theo chiến lược phát triển đã được Tổng công ty hoạch định thì việc tăng vốn điều lệ tại thời điểm này là cần thiết, góp phần tạo thế chủ động về tiến độ giải ngân các dự án cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế, tỷ suất EBITDA (lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) tính trên doanh thu thuần của Tổng công ty liên tiếp tăng cao trong các năm gần đây. Năm 2009 con số này là 24,3%, năm 2010 khoảng 22,8% và 6 tháng đầu năm 2011 đạt 32,6% đã phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, từ những lĩnh vực mang giá trị gia tăng thấp sang những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn.
Trong những tháng còn lại của năm nay và năm tới 2012, tổng nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh bất động sản của Tổng công ty hơn 2.703 tỷ đồng. Điển hình là một số dự án lớn sắp triển khai như: Nhà ở thu nhập thấp 18,5 ha – Khu đô thị Bắc An Khánh, Khu Liên cơ thành phố và dự án đối ứng (Hà Nội), Khu đô thị Nam cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng), Cầu Thủ Thiêm (BT) và dự án bất động sản Cầu Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh)... Cùng đó, Tổng công ty sẽ tiếp tục góp vốn (hơn 1.591 tỷ đồng) để nắm tỷ lệ sở hữu chi phối tại các đơn vị thành viên nòng cốt nhằm tạo dựng các mũi nhọn trên mọi lĩnh vực kinh doanh vốn là lợi thế của Tổng công ty.
Đợt phát hành tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng sẽ đảm bảo cho Tổng công ty có được cơ cấu nguồn vốn ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều bất ổn như hiện nay. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu dự kiến giảm từ mức 2,73 lần cuối quý 2 năm 2011 xuống mức 1,92 lần; hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dự kiến tăng tương ứng từ mức 0,83 lần lên 1,09 lần sau khi hoàn tất đợt chào bán./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)