Đầm Vạc ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, trước đây có mặt đầm rộng mênh mông với làn nước trong xanh, nhiều loài chim, vạc, bồ nông, cò, vịt trời... tìm về kiếm tôm cá làm thức ăn, trú ngụ, sinh sống trên những rặng tre xanh, rặng lộc vừng xanh mướt bám quanh đầm.
Khoảng 5 năm trở lại đây, cảnh tượng ấy đã không còn nữa, Đầm Vạc ngày một ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt bị nhiều đối tượng xâm lấn để xây dựng hàng quán, nhà nghỉ, nhà ở, nuôi thủy sản... với tổng diện tích lấn chiếm rộng hàng chục hécta.
Đâu còn là biểu tượng Vĩnh Yên?
Đầm Vạc từng được coi là một biểu tượng của đô thị Vĩnh Yên. Đầm có mặt nước lúc nước dâng cao nhất gần 500ha (lúc chưa bị xâm lấn), chu vi xấp xỉ 14km, có đáy sâu nhất là 4,5m, có 23 nhánh chạy lan tỏa ra nhiều phố, phường trong thành phố.
Đầm Vạc có vai trò điều tiết khu vực tiểu khí hậu, có cảnh quan và là điểm du lịch hấp dẫn. Đầm cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng của người dân đô thị Vĩnh Yên và vùng lân cận. Đầm có nhiều tôm cá, là nơi kiếm sống của hàng trăm hộ dân sống bằng nghề chài lưới.
Ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc khi giới thiệu về du lịch Đầm Vạc, cho rằng đây là một thắng cảnh nổi tiếng, điểm vui chơi giải trí lý tưởng cho mọi người, nhất là giới trẻ. Đến với Đầm Vạc, mọi người sẽ được ngắm bức tranh thủy mặc sống động của tạo hóa, của thiên nhiên. Người tham quan có thể được du thuyền, câu cá, thưởng ngoạn gió mát từ đầm và đắm mình trong làn nước trong mát của đầm này.
Tuy nhiên, hình ảnh xinh đẹp, thơ mộng của Đầm Vạc ngày xưa giờ đây chỉ còn đọng lại trong tâm trí, ký ức của người Vĩnh Yên. Làn nước trong xanh của Đầm ngày nào đã không còn nữa, thay vào đó là màu nước đen đục, ô nhiễm triền miên xuất hiện trên mặt đầm. Nguyên nhân do dân sống ven hồ ngâm tre, gỗ, vứt rác thải, đổ nước thải, xác gia súc gia cầm, gia súc chết xuống đầm.
Không ít khu vực đầm còn có cả bàn thờ, bát hương, tro tàn của vàng mã, chăn, chiếu cũng được người dân quăng xuống; người dân chiếm dụng mặt nước của đầm, dùng lưới quây và nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp, lượng thức ăn chăn nuôi đổ xuống hồ quá lớn làm cho đầm đánh mất khả năng tự làm sạch; đặc biệt bị nhiều đối tượng xâm lấn để xây dựng hàng quán, nhà nghỉ, nhà ở, nuôi thủy sản...
Hãy lên tiếng!
Việc san lấp, xâm lấn Đầm Vạc để xây dựng các công trình nhà ở, hàng quán, nhà nghỉ và đắp bờ đập khoanh nuôi thủy sản hoặc cấy lúa, trồng rau làm cho lòng hồ ngày càng thu hẹp nhanh đồng thời phá vỡ sự liên thông của dòng chảy, "chém nát" không gian cảnh quanh của mặt đầm, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan chung của thành phố Vĩnh Yên. Sự việc này xảy ra từ 5 đến 7 năm qua, nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn thờ ơ như không có chuyện gì đáng phải để ý tới.
Ông Nguyễn Văn Lộc, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho rằng xung quanh Đầm Vạc hiện nay đã giao cho một số dự án lớn, điển hình như Khách sạn Sông Hồng Thủ Đô, Sân golf Đầm Vạc và khu đô thị Mậu Lâm, Công ty Thái Hoàng, Công ty Tiến Đạt. Một số dự án trước đây được giao đất vùng bán ngập và họ đã tự cơi nới rộng thêm, đắp cao thêm, lấn ra vùng lòng đầm. Việc làm sai trái này của một số chủ dự án thường tổ chức vào ban đêm, diễn ra nhanh chóng và nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngành chức năng tỉnh...
Khi tìm hiểu sâu hơn việc lấn chiếm Đầm Vạc, nhiều người dân các phường Ngô Quyền, Đống Đa, Tích Sơn, cho rằng việc lấn chiếm lòng đầm đã diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm qua nhưng không có cơ quan nào lên tiếng ngăn chặn.
Bên cạnh các dự án lớn thì việc lấn chiếm còn có rất nhiều hộ gia đình tham gia, phần lớn là người thân của cán bộ chính quyền cơ sở hoặc được chính quyền, các ngành chức năng "bật đèn xanh." Thông thường đất mới mua từ nơi khác về mang đổ ra bờ đầm, lòng đầm chỉ vài hôm đã có cỏ và cây mọc trùm lên, các đối tượng lấn chiếm đã "trâng tráo" cho rằng phần đất đó như của cha ông họ để lại và đương nhiên họ được quyền sở hữu.
Gần đây, trong một cuộc họp bàn về việc thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã bức xúc nói: "Tôi rất quan tâm và trăn trở vấn đề xâm lấn đất đai tại Đầm Vạc, tôi đề nghị tỉnh đưa Đầm Vạc vào trong danh sách công trình trọng điểm của tỉnh và nhanh chóng được đầu tư. Trước mắt, Đầm Vạc cần được kè đá xung quanh bờ để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và giữ gìn cảnh quan vùng đầm này để không tiếp tục bị xâm phạm"./.
Khoảng 5 năm trở lại đây, cảnh tượng ấy đã không còn nữa, Đầm Vạc ngày một ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt bị nhiều đối tượng xâm lấn để xây dựng hàng quán, nhà nghỉ, nhà ở, nuôi thủy sản... với tổng diện tích lấn chiếm rộng hàng chục hécta.
Đâu còn là biểu tượng Vĩnh Yên?
Đầm Vạc từng được coi là một biểu tượng của đô thị Vĩnh Yên. Đầm có mặt nước lúc nước dâng cao nhất gần 500ha (lúc chưa bị xâm lấn), chu vi xấp xỉ 14km, có đáy sâu nhất là 4,5m, có 23 nhánh chạy lan tỏa ra nhiều phố, phường trong thành phố.
Đầm Vạc có vai trò điều tiết khu vực tiểu khí hậu, có cảnh quan và là điểm du lịch hấp dẫn. Đầm cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng của người dân đô thị Vĩnh Yên và vùng lân cận. Đầm có nhiều tôm cá, là nơi kiếm sống của hàng trăm hộ dân sống bằng nghề chài lưới.
Ngành chức năng của tỉnh Vĩnh Phúc khi giới thiệu về du lịch Đầm Vạc, cho rằng đây là một thắng cảnh nổi tiếng, điểm vui chơi giải trí lý tưởng cho mọi người, nhất là giới trẻ. Đến với Đầm Vạc, mọi người sẽ được ngắm bức tranh thủy mặc sống động của tạo hóa, của thiên nhiên. Người tham quan có thể được du thuyền, câu cá, thưởng ngoạn gió mát từ đầm và đắm mình trong làn nước trong mát của đầm này.
Tuy nhiên, hình ảnh xinh đẹp, thơ mộng của Đầm Vạc ngày xưa giờ đây chỉ còn đọng lại trong tâm trí, ký ức của người Vĩnh Yên. Làn nước trong xanh của Đầm ngày nào đã không còn nữa, thay vào đó là màu nước đen đục, ô nhiễm triền miên xuất hiện trên mặt đầm. Nguyên nhân do dân sống ven hồ ngâm tre, gỗ, vứt rác thải, đổ nước thải, xác gia súc gia cầm, gia súc chết xuống đầm.
Không ít khu vực đầm còn có cả bàn thờ, bát hương, tro tàn của vàng mã, chăn, chiếu cũng được người dân quăng xuống; người dân chiếm dụng mặt nước của đầm, dùng lưới quây và nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp, lượng thức ăn chăn nuôi đổ xuống hồ quá lớn làm cho đầm đánh mất khả năng tự làm sạch; đặc biệt bị nhiều đối tượng xâm lấn để xây dựng hàng quán, nhà nghỉ, nhà ở, nuôi thủy sản...
Hãy lên tiếng!
Việc san lấp, xâm lấn Đầm Vạc để xây dựng các công trình nhà ở, hàng quán, nhà nghỉ và đắp bờ đập khoanh nuôi thủy sản hoặc cấy lúa, trồng rau làm cho lòng hồ ngày càng thu hẹp nhanh đồng thời phá vỡ sự liên thông của dòng chảy, "chém nát" không gian cảnh quanh của mặt đầm, ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan chung của thành phố Vĩnh Yên. Sự việc này xảy ra từ 5 đến 7 năm qua, nhưng tỉnh Vĩnh Phúc vẫn thờ ơ như không có chuyện gì đáng phải để ý tới.
Ông Nguyễn Văn Lộc, giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho rằng xung quanh Đầm Vạc hiện nay đã giao cho một số dự án lớn, điển hình như Khách sạn Sông Hồng Thủ Đô, Sân golf Đầm Vạc và khu đô thị Mậu Lâm, Công ty Thái Hoàng, Công ty Tiến Đạt. Một số dự án trước đây được giao đất vùng bán ngập và họ đã tự cơi nới rộng thêm, đắp cao thêm, lấn ra vùng lòng đầm. Việc làm sai trái này của một số chủ dự án thường tổ chức vào ban đêm, diễn ra nhanh chóng và nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngành chức năng tỉnh...
Khi tìm hiểu sâu hơn việc lấn chiếm Đầm Vạc, nhiều người dân các phường Ngô Quyền, Đống Đa, Tích Sơn, cho rằng việc lấn chiếm lòng đầm đã diễn ra khá phổ biến từ nhiều năm qua nhưng không có cơ quan nào lên tiếng ngăn chặn.
Bên cạnh các dự án lớn thì việc lấn chiếm còn có rất nhiều hộ gia đình tham gia, phần lớn là người thân của cán bộ chính quyền cơ sở hoặc được chính quyền, các ngành chức năng "bật đèn xanh." Thông thường đất mới mua từ nơi khác về mang đổ ra bờ đầm, lòng đầm chỉ vài hôm đã có cỏ và cây mọc trùm lên, các đối tượng lấn chiếm đã "trâng tráo" cho rằng phần đất đó như của cha ông họ để lại và đương nhiên họ được quyền sở hữu.
Gần đây, trong một cuộc họp bàn về việc thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Chức, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã bức xúc nói: "Tôi rất quan tâm và trăn trở vấn đề xâm lấn đất đai tại Đầm Vạc, tôi đề nghị tỉnh đưa Đầm Vạc vào trong danh sách công trình trọng điểm của tỉnh và nhanh chóng được đầu tư. Trước mắt, Đầm Vạc cần được kè đá xung quanh bờ để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và giữ gìn cảnh quan vùng đầm này để không tiếp tục bị xâm phạm"./.
Nguyễn Trọng Lịch (Vietnam+)