Pridiyathorn Devakula, cựu Phó Thủ tướng và nguyên là Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, vừa nhận định rằng Thái Lan có thể thiệt hại khoảng 135-250 tỷ bạt (1 USD = trên 30 bạt) vì chính sách bảo trợ giá thóc gạo của chính phủ mới.
Ông Pridiyathorn nói việc việc áp dụng trở lại kế hoạch thu mua thóc gạo với giá cao hơn mức giá trên thị trường đó cũng dẫn tới việc Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu và đánh mất vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhật báo “Bưu điện Băngcốc” dẫn lời ông nói rằng có khả năng “Việt Nam sẽ vượt Thái Lan lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu số một thế giới vào năm 2012.”
Chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra dự định triển khai kế hoạch thu mua thóc gạo thông thường với giá khoảng 15.000 baht (500 USD)/tấn và thóc Hom Mali (Hương nhài) với giá 20.000 baht (667 USD)/tấn vào cuối tuần tới. Các mức giá đó cao hơn chừng 5.000 bạt mỗi tấn so với giá thị trường vào thời điểm hiện tại.
Theo kế hoạch kể trên, thóc gạo sẽ được coi như là vật tín thế chấp để ứng vay tiền của Ngân hàng quốc doanh Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) thu mua thóc gạo của nông dân.
Nếu giá thóc gạo cao hơn mức giá cam kết thì nông dân và nhà thu mua có thể bán ra thị trường và hưởng lợi sau khi trả hết số tiền vay mượn. Còn nếu giá thóc gạo thấp hơn mức giá cam kết của chính phủ thì BAAC sẽ đứng ra thu mua, rồi trữ trong kho của nhà nước và bán đấu giá cho các công ty xay xát hay xuất khẩu.
Ông Pridiyathorn giả định nếu 90% của trên 30 triệu tấn thóc thu hoạch trong mùa vụ 2011/12 được thu mua thì sẽ dẫn tới khả năng chính phủ thua lỗ 135 tỷ bạt, do sự chênh lệch giữa mức giá cam kết mua của nông dân và giá thực tế trên thị trường.
Con số đó sẽ tăng lên rất nhiều nếu tính thêm sự hao hụt, tình hình giá lương thực chững lại trên toàn cầu, năng lực mặc cả giảm... Đó là chưa kể tới việc kế hoạch đó rất dễ bị tổn thương bởi vấn đề tham nhũng và thao túng giá cả.
Các nhà quan sát nói rằng kế hoạch chính phủ thu mua thóc gạo của nông dân với giá cao sẽ bóp méo giá cả trên thị trường trong nước, tác động đến người tiêu dùng và những người đóng thuế trong nước. Động thái đó sẽ giúp Việt Nam và các nhà xuất khẩu lúa gạo của một số nước khác hưởng lợi đáng kể, nhờ có giá chào bán cạnh tranh.
Ammar Siamwalla, nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI), cho rằng việc thu mua thóc gạo với giá cao theo kế hoạch kể trên sẽ khuyến khích nông dân Thái tăng diện tích gieo cấy lúa và không chú ý nhiều đến chất lượng thóc gạo.
Việc đó sẽ dẫn tới nguy cơ chính phủ -nhà thu mua chủ chốt thóc gạo của nông dân- sẽ phải “chi một số tiền không có giới hạn của người nộp thuế” để giữ cho giá thóc gạo cao ở mức đã hứa hẹn.
BAAC ước tính chi phí cho kế hoạch này sẽ lên tới 190 tỷ bạt trong năm đầu tiên thực hiện, cao hơn rất nhiều so với số tiền thua lỗ chỉ chừng 7,38 tỷ baht năm 2009 khi chính phủ của ông Abhisit Vejjajiva thay thế chương trình trên bằng kế hoạch bảo lãnh giá cho nông dân. Chính phủ Thái Lan còn phải xây thêm hoặc thuê nhiều kho trữ gạo mới và như vậy sẽ đẩy chi phí tăng lên.
Khi chính phủ giải phóng lượng gạo lưu trữ trong kho ra bán thì giá thóc gạo trên thị trường quốc tế sẽ sụt giảm, điều càng dẫn tới khả năng bị thua lỗ nhiều hơn. Ngoài nguy cơ đánh mất vị thế nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chính sách mới cũng sẽ làm giá gạo trong nước tăng 25%.
Trước đó, một số giới phân tích nhận định rằng chính sách về thóc gạo của chính phủ mới do bà Yingluck đứng đầu có thể sẽ đẩy Thái Lan tới khả năng phải "nhường" lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo số một thế giới trong mấy chục năm qua cho Việt Nam, hiện là nước xuất khẩu nhiều gạo thứ hai thế giới.
Chính sách mới có thể sẽ đẩy thóc gạo Thái ra khỏi thị trường xuất khẩu, vì giá gạo trên thế giới đang thấp hơn nhiều so với mức giá cả mà Chính phủ Thái Lan ấn định.
Thái Lan và Việt Nam hiện nắm giữ 30% và 20% thị phần thóc gạo buôn bán trên thế giới. Số liệu thống kê cho thấy Thái Lan sẽ xuất khẩu trên 10 triệu tấn gạo năm nay, so với 9,05 triệu tấn gạo năm 2010.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam đạt 5,32 triệu tấn. Dự kiến lượng gạo xuất khẩu trong cả năm nay của Việt Nam sẽ tăng lên 7,5 triệu tấn./.
Ông Pridiyathorn nói việc việc áp dụng trở lại kế hoạch thu mua thóc gạo với giá cao hơn mức giá trên thị trường đó cũng dẫn tới việc Thái Lan sẽ gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu và đánh mất vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhật báo “Bưu điện Băngcốc” dẫn lời ông nói rằng có khả năng “Việt Nam sẽ vượt Thái Lan lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu số một thế giới vào năm 2012.”
Chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra dự định triển khai kế hoạch thu mua thóc gạo thông thường với giá khoảng 15.000 baht (500 USD)/tấn và thóc Hom Mali (Hương nhài) với giá 20.000 baht (667 USD)/tấn vào cuối tuần tới. Các mức giá đó cao hơn chừng 5.000 bạt mỗi tấn so với giá thị trường vào thời điểm hiện tại.
Theo kế hoạch kể trên, thóc gạo sẽ được coi như là vật tín thế chấp để ứng vay tiền của Ngân hàng quốc doanh Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) thu mua thóc gạo của nông dân.
Nếu giá thóc gạo cao hơn mức giá cam kết thì nông dân và nhà thu mua có thể bán ra thị trường và hưởng lợi sau khi trả hết số tiền vay mượn. Còn nếu giá thóc gạo thấp hơn mức giá cam kết của chính phủ thì BAAC sẽ đứng ra thu mua, rồi trữ trong kho của nhà nước và bán đấu giá cho các công ty xay xát hay xuất khẩu.
Ông Pridiyathorn giả định nếu 90% của trên 30 triệu tấn thóc thu hoạch trong mùa vụ 2011/12 được thu mua thì sẽ dẫn tới khả năng chính phủ thua lỗ 135 tỷ bạt, do sự chênh lệch giữa mức giá cam kết mua của nông dân và giá thực tế trên thị trường.
Con số đó sẽ tăng lên rất nhiều nếu tính thêm sự hao hụt, tình hình giá lương thực chững lại trên toàn cầu, năng lực mặc cả giảm... Đó là chưa kể tới việc kế hoạch đó rất dễ bị tổn thương bởi vấn đề tham nhũng và thao túng giá cả.
Các nhà quan sát nói rằng kế hoạch chính phủ thu mua thóc gạo của nông dân với giá cao sẽ bóp méo giá cả trên thị trường trong nước, tác động đến người tiêu dùng và những người đóng thuế trong nước. Động thái đó sẽ giúp Việt Nam và các nhà xuất khẩu lúa gạo của một số nước khác hưởng lợi đáng kể, nhờ có giá chào bán cạnh tranh.
Ammar Siamwalla, nhà kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan (TDRI), cho rằng việc thu mua thóc gạo với giá cao theo kế hoạch kể trên sẽ khuyến khích nông dân Thái tăng diện tích gieo cấy lúa và không chú ý nhiều đến chất lượng thóc gạo.
Việc đó sẽ dẫn tới nguy cơ chính phủ -nhà thu mua chủ chốt thóc gạo của nông dân- sẽ phải “chi một số tiền không có giới hạn của người nộp thuế” để giữ cho giá thóc gạo cao ở mức đã hứa hẹn.
BAAC ước tính chi phí cho kế hoạch này sẽ lên tới 190 tỷ bạt trong năm đầu tiên thực hiện, cao hơn rất nhiều so với số tiền thua lỗ chỉ chừng 7,38 tỷ baht năm 2009 khi chính phủ của ông Abhisit Vejjajiva thay thế chương trình trên bằng kế hoạch bảo lãnh giá cho nông dân. Chính phủ Thái Lan còn phải xây thêm hoặc thuê nhiều kho trữ gạo mới và như vậy sẽ đẩy chi phí tăng lên.
Khi chính phủ giải phóng lượng gạo lưu trữ trong kho ra bán thì giá thóc gạo trên thị trường quốc tế sẽ sụt giảm, điều càng dẫn tới khả năng bị thua lỗ nhiều hơn. Ngoài nguy cơ đánh mất vị thế nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, chính sách mới cũng sẽ làm giá gạo trong nước tăng 25%.
Trước đó, một số giới phân tích nhận định rằng chính sách về thóc gạo của chính phủ mới do bà Yingluck đứng đầu có thể sẽ đẩy Thái Lan tới khả năng phải "nhường" lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo số một thế giới trong mấy chục năm qua cho Việt Nam, hiện là nước xuất khẩu nhiều gạo thứ hai thế giới.
Chính sách mới có thể sẽ đẩy thóc gạo Thái ra khỏi thị trường xuất khẩu, vì giá gạo trên thế giới đang thấp hơn nhiều so với mức giá cả mà Chính phủ Thái Lan ấn định.
Thái Lan và Việt Nam hiện nắm giữ 30% và 20% thị phần thóc gạo buôn bán trên thế giới. Số liệu thống kê cho thấy Thái Lan sẽ xuất khẩu trên 10 triệu tấn gạo năm nay, so với 9,05 triệu tấn gạo năm 2010.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, xuất khẩu gạo trong 8 tháng đầu năm nay của Việt Nam đạt 5,32 triệu tấn. Dự kiến lượng gạo xuất khẩu trong cả năm nay của Việt Nam sẽ tăng lên 7,5 triệu tấn./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)