Đã gần một tháng kể từ khi nhà báo Lê Hoàng Hùng - phóng viên báo Người Lao Động bị sát hại, đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm. Hiện có nhiều luồng dư luận khác nhau, nhưng phần lớn đều cho rằng “nếu cơ quan điều tra Long An không tìm ra kẻ thủ ác thì chắc chắn rằng sẽ đi đến kết luận: nhà báo Hoàng Hùng tự sát” (!).
Hoàng Hùng trong ký ức đồng nghiệp
Đến thời điểm hiện tại, anh em phóng viên địa phương và thường trú của các tờ báo khác trên điạ bàn Long An vẫn không thể nào ngờ nhà báo Hoàng Hùng lại ra đi một cách bất ngờ và đau thương như thế. Hầu hết, họ đều cho rằng anh Hoàng Hùng là người hòa đồng, dễ mến, luôn giúp đỡ đồng nghiệp và sẵn sàng lao vào phanh phui những vụ tiêu cực để giúp người dân.
Phóng viên Minh Sơn - báo Người Lao Động, người từng được nhà báo Hoàng Hùng hướng dẫn trong những ngày mới vào nghề, cho biết: “Hơn 8 năm biết anh Hoàng Hùng, rồi làm việc chung với anh, tôi thấy anh luôn theo đuổi mục tiêu lý tưởng giúp dân, đưa đến sự công bằng mà cụ thể là đấu tranh trước những gì tiêu cực của xã hội, không sợ nguy hiểm. Điển hình như vào cuối năm 2006, anh viết loạt bài: 'Cò bấm lỗ hoành hành miền đất dữ', thì có những lời đe dọa lấy tính mạng, nhưng anh vẫn quyết chí không từ nan.”
Nhà báo Phấn Đấu - báo Lao Động nhận xét: "Anh Hoàng Hùng là phóng viên nhạy bén đề tài, khai thác đề tài táo bạo, theo góc của riêng mình. Anh không ngại đụng chạm, dù là các cấp chính quyền hay những “đại gia” đầy quyền lực. Anh rất ít khi nhậu, tửu lượng chỉ vài chai bia, không hút thuốc và không thấy “gái gú”... Dù vậy, anh rất thích ngồi bên anh em đồng nghiệp để tâm sự chuyện nghề, chuyện đời."
Còn phóng viên Hữu Danh - báo Nông thôn Ngày nay thì khâm phục cái hay của Hoàng Hùng là tìm đề tài mới, viết nhanh, chất lượng. Hàng loạt phóng sự của anh về hiện tượng sang đánh bạc ở Campuchia, xâm nhập đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại ở huyện Đức Huệ,… đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc.
Có lẽ do sớm mồ côi cha (cha anh là liệt sỹ), anh Lê Hoàng Hùng trải qua nhiều nỗi cơ cực của cuộc sống nên những bài viết của anh luôn hướng vào giúp những người nghèo, phê phán cái xấu, rất được bạn đọc tín nhiệm và quý mến.
Bi kịch thương tâm
Khoảng 1 giờ 15 phút ngày 19/1/2011, nhà báo Lê Hoàng Hùng đang ngủ tại nhà ở khu đô thị Đại Dương, phường 6, thành phố Tân An (tỉnh Long An), đã bị kẻ gian tạt cồn và phóng hỏa đốt.
Anh Hùng được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện Đa Khoa Long An, sau đó chuyển lên khoa Bỏng thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hiện trường, toàn bộ chăn, nệm đều bị cháy thành tro. Cả căn phòng ngủ và phía ngoài hai cánh cửa ra lan can và cầu thang đều bị ám khói đen. Tại bệnh viện, bác sĩ nhận định anh bị bỏng hơn 50% diện tích và có độ sâu hơn 20%. Sau 10 ngày cứu chữa, chiều 29/1 anh đã không qua khỏi nguy kịch và tử vong tại bệnh viện.
Việc anh ra đi đã để lại niềm thương tiếc trong giới đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, anh để lại hai đứa con gái mà khi còn sống, anh thường tâm sự rằng "chúng là nguồn an ủi, động viên mình trong cuộc sống. Bao giờ mình cũng tạo điều kiện đầy đủ vật chất và tinh thần để cho các cháu học hành, có việc làm ổn định sau này.”
Vụ án không “chìm xuồng”
Trao đổi với chúng tôi ngày 15/2/2011, thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Long An, khẳng định không có việc để vụ án “chìm xuồng” bằng hình thức kết luận “Hoàng Hùng tự sát.” Việc xác định nghi can thực hiện hành vi đốt để giết Hoàng Hùng vào đêm 19/1 hoàn toàn đi đúng hướng. Còn bao giờ khởi tố bị can ra lệnh bắt tạm giam chỉ còn là thời gian, cơ quan điều tra phấn đấu trong vài ngày tới báo cáo viện kiểm sát tỉnh phê chuẩn nếu đủ chứng cứ.
Cũng theo Thượng tá Phạm Văn Tiến, gần đây, một vài tờ báo đưa nhiều thông tin hoàn toàn thiếu cơ sở. Họ cho rằng, điều tra viên làm việc với bà Trần Thúy Liễu - vợ nhà báo Hoàng Hùng đến 21-22 giờ, thậm chí kéo dài hơn nữa…
Chứng minh việc này, điều tra viên đưa biên bản ghi lời khai bà Liễu đều kết thúc 17 giờ “chúng tôi làm đúng quy định pháp luật.”
Bà Liễu khi rời cơ quan điều tra đi đâu tới khuya mới về là lý do cá nhân. Đối với trường hợp của ông Trần Văn Mến (73 tuổi)-cha ruột bà Liễu, phải làm việc với cơ quan điều tra đến 2 giờ sáng cũng không hề có.
Thượng tá Phạm Văn Tiến cũng hoan nghênh việc các phóng viên đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để giúp Ban chuyên án sớm kết thúc vụ án. Cụ thể, ngày 15/2, phóng viên Minh Sơn của báo Người Lao Động tại Tiền Giang đã trực tiếp đến gặp ban chuyên án tỉnh Long An để cung cấp cuốn sổ tay của nhà báo Hoàng Hùng bỏ quên trong cốp xe khi đi thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
Trong sổ này ghi chép nhiều tình tiết quan như rút tiền trong tài khoản ngày 22/1/2011, nhiều cái tên được Hoàng Hùng viết rõ, gạch chân và đánh dấu hỏi rất “cẩn thận, vụ xét xử ở tòa án cần xác minh"…
Hiện nay, hai điều tra viên của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Bộ Công an đã đến gặp Ban chuyên án vụ đốt nhà báo Hoàng Hùng của Công an tỉnh Long An, để nghe báo cáo tình hình và phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ án./.
Hoàng Hùng trong ký ức đồng nghiệp
Đến thời điểm hiện tại, anh em phóng viên địa phương và thường trú của các tờ báo khác trên điạ bàn Long An vẫn không thể nào ngờ nhà báo Hoàng Hùng lại ra đi một cách bất ngờ và đau thương như thế. Hầu hết, họ đều cho rằng anh Hoàng Hùng là người hòa đồng, dễ mến, luôn giúp đỡ đồng nghiệp và sẵn sàng lao vào phanh phui những vụ tiêu cực để giúp người dân.
Phóng viên Minh Sơn - báo Người Lao Động, người từng được nhà báo Hoàng Hùng hướng dẫn trong những ngày mới vào nghề, cho biết: “Hơn 8 năm biết anh Hoàng Hùng, rồi làm việc chung với anh, tôi thấy anh luôn theo đuổi mục tiêu lý tưởng giúp dân, đưa đến sự công bằng mà cụ thể là đấu tranh trước những gì tiêu cực của xã hội, không sợ nguy hiểm. Điển hình như vào cuối năm 2006, anh viết loạt bài: 'Cò bấm lỗ hoành hành miền đất dữ', thì có những lời đe dọa lấy tính mạng, nhưng anh vẫn quyết chí không từ nan.”
Nhà báo Phấn Đấu - báo Lao Động nhận xét: "Anh Hoàng Hùng là phóng viên nhạy bén đề tài, khai thác đề tài táo bạo, theo góc của riêng mình. Anh không ngại đụng chạm, dù là các cấp chính quyền hay những “đại gia” đầy quyền lực. Anh rất ít khi nhậu, tửu lượng chỉ vài chai bia, không hút thuốc và không thấy “gái gú”... Dù vậy, anh rất thích ngồi bên anh em đồng nghiệp để tâm sự chuyện nghề, chuyện đời."
Còn phóng viên Hữu Danh - báo Nông thôn Ngày nay thì khâm phục cái hay của Hoàng Hùng là tìm đề tài mới, viết nhanh, chất lượng. Hàng loạt phóng sự của anh về hiện tượng sang đánh bạc ở Campuchia, xâm nhập đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại ở huyện Đức Huệ,… đã để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc.
Có lẽ do sớm mồ côi cha (cha anh là liệt sỹ), anh Lê Hoàng Hùng trải qua nhiều nỗi cơ cực của cuộc sống nên những bài viết của anh luôn hướng vào giúp những người nghèo, phê phán cái xấu, rất được bạn đọc tín nhiệm và quý mến.
Bi kịch thương tâm
Khoảng 1 giờ 15 phút ngày 19/1/2011, nhà báo Lê Hoàng Hùng đang ngủ tại nhà ở khu đô thị Đại Dương, phường 6, thành phố Tân An (tỉnh Long An), đã bị kẻ gian tạt cồn và phóng hỏa đốt.
Anh Hùng được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện Đa Khoa Long An, sau đó chuyển lên khoa Bỏng thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại hiện trường, toàn bộ chăn, nệm đều bị cháy thành tro. Cả căn phòng ngủ và phía ngoài hai cánh cửa ra lan can và cầu thang đều bị ám khói đen. Tại bệnh viện, bác sĩ nhận định anh bị bỏng hơn 50% diện tích và có độ sâu hơn 20%. Sau 10 ngày cứu chữa, chiều 29/1 anh đã không qua khỏi nguy kịch và tử vong tại bệnh viện.
Việc anh ra đi đã để lại niềm thương tiếc trong giới đồng nghiệp và đông đảo bạn đọc. Đặc biệt, anh để lại hai đứa con gái mà khi còn sống, anh thường tâm sự rằng "chúng là nguồn an ủi, động viên mình trong cuộc sống. Bao giờ mình cũng tạo điều kiện đầy đủ vật chất và tinh thần để cho các cháu học hành, có việc làm ổn định sau này.”
Vụ án không “chìm xuồng”
Trao đổi với chúng tôi ngày 15/2/2011, thượng tá Phạm Văn Tiến - Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Long An, khẳng định không có việc để vụ án “chìm xuồng” bằng hình thức kết luận “Hoàng Hùng tự sát.” Việc xác định nghi can thực hiện hành vi đốt để giết Hoàng Hùng vào đêm 19/1 hoàn toàn đi đúng hướng. Còn bao giờ khởi tố bị can ra lệnh bắt tạm giam chỉ còn là thời gian, cơ quan điều tra phấn đấu trong vài ngày tới báo cáo viện kiểm sát tỉnh phê chuẩn nếu đủ chứng cứ.
Cũng theo Thượng tá Phạm Văn Tiến, gần đây, một vài tờ báo đưa nhiều thông tin hoàn toàn thiếu cơ sở. Họ cho rằng, điều tra viên làm việc với bà Trần Thúy Liễu - vợ nhà báo Hoàng Hùng đến 21-22 giờ, thậm chí kéo dài hơn nữa…
Chứng minh việc này, điều tra viên đưa biên bản ghi lời khai bà Liễu đều kết thúc 17 giờ “chúng tôi làm đúng quy định pháp luật.”
Bà Liễu khi rời cơ quan điều tra đi đâu tới khuya mới về là lý do cá nhân. Đối với trường hợp của ông Trần Văn Mến (73 tuổi)-cha ruột bà Liễu, phải làm việc với cơ quan điều tra đến 2 giờ sáng cũng không hề có.
Thượng tá Phạm Văn Tiến cũng hoan nghênh việc các phóng viên đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để giúp Ban chuyên án sớm kết thúc vụ án. Cụ thể, ngày 15/2, phóng viên Minh Sơn của báo Người Lao Động tại Tiền Giang đã trực tiếp đến gặp ban chuyên án tỉnh Long An để cung cấp cuốn sổ tay của nhà báo Hoàng Hùng bỏ quên trong cốp xe khi đi thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang).
Trong sổ này ghi chép nhiều tình tiết quan như rút tiền trong tài khoản ngày 22/1/2011, nhiều cái tên được Hoàng Hùng viết rõ, gạch chân và đánh dấu hỏi rất “cẩn thận, vụ xét xử ở tòa án cần xác minh"…
Hiện nay, hai điều tra viên của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của Bộ Công an đã đến gặp Ban chuyên án vụ đốt nhà báo Hoàng Hùng của Công an tỉnh Long An, để nghe báo cáo tình hình và phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ án./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)