Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra chỉ thị chấn chỉnh về đại nạn khai thác gỗ quý ở Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk).
Nhưng trong lần lội rừng mới đây, các phóng viên tiếp tục chứng kiến những cây gỗ quý cuối cùng của khu rừng cấm này tiếp tục bị lâm tặc ngang nhiên đốn hạ, thoải mái vận chuyển ra khỏi rừng.
Lâm tặc trộm gỗ quý, kiểm lâm đi sau… đếm gốc
Chỉ sau gần một giờ đi xe ôtô, chúng tôi đến tiểu khu 441 và 434. Đây là cũng là nơi vào trung tuần tháng 4 và tháng 5/2011 phóng viên đã thực hiện chuyến “lội rừng” và chứng kiến hàng loạt cây gỗ hương cổ thụ bị đốn hạ giữa thanh thiên bạch nhật.
Vườn quốc gia Yok Đôn mùa này ngập một màu xanh ngút mắt, cỏ tranh, lau lách mọc ken dày cao ngang ngực người, nhìn bên ngoài có vẻ yên bình. Nhưng người dẫn đường quả quyết chỉ cần đi bộ vào vào vài chục mét là có thể thấy cảnh rừng bị tàn phá rồi. Người dẫn đường vừa dứt lời thì chúng tôi bắt gặp ngay bên vệ đường tuần tra một lóng gỗ hương to tướng, đã được xẻ hộp.
“Có lẽ bọn lâm tặc đang vận chuyển gỗ ra thì phát hiện xe của chúng ta nên bỏ gỗ lại chạy nấp vào rừng,” người dẫn đường quả quyết.
Chúng tôi bỏ lại xe trên đường tuần tra rồi lần theo con đường nhỏ lâm tặc vừa mở, đi một đoạn ngắn đã bắt gặp những cây gỗ hương cổ thụ quý hiếm vừa mới bị đốn hạ, lá còn tươi nguyên, phần gỗ giá trị nhất đã bị lấy đi, chỉ còn trơ gốc cùng cành ngọn, mùn cưa và bìa gỗ.
Dấu tích duy nhất cho thấy có sự hiện diện của lực lượng bảo vệ rừng ở đây là bút lục của lực lượng kiểm lâm ghi dòng chữ ĐKT (tức đã kiểm tra) cùng ngày tháng phát hiện cây cổ thụ đó bị chết như một lời khai tử.
Những cây gỗ hương này hầu hết mới bị đốn hạ vào thời gian cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Ngoài những gốc cây được phát hiện, nhiều gỗ hương mới bị đốn hạ, chưa có bút lục của kiểm lâm.
Quay trở lại đi trên đường tuần tra, có thể dễ dàng phát hiện vô số những con đường, lối mòn do lâm tặc mở để vận chuyển gỗ lậu. Ngoài những lối nhỏ do xe máy của lâm tặc tạo ra còn có những con đường lớn dành cho xe cày, ôtô vào khai thác, vận chuyển gỗ lậu.
Những con đường do lâm tặc mở nhiều vô kể, giống như “thiên la địa võng” bày ra để tiêu diệt nốt những cây gỗ cổ thụ quý hiếm còn lại ở khu rừng cấm này.
Chỉ cần đi theo bất kỳ con đường nào do lâm tặc mở, chúng tôi cũng dễ dàng tìm thấy những cây gỗ hương cổ thụ bị lâm tặc triệt hạ chỉ còn trơ gốc. Những gì được chứng kiến cho thấy, khu rừng cấm này như “vườn nhà” của lâm tặc, gỗ quý ở đây như cây bưởi, cây mít trong vườn, bọn chúng muốn đốn hạ lúc nào cũng được, còn lực lượng kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ đi sau… đếm gốc vào sổ “khai tử” cổ thụ.
Thực hiện giải pháp nửa vời, lâm tặc “nhờn thuốc”
Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Còn, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn cho rằng lực lượng kiểm lâm của Vườn thời gian qua đã làm việc rất tích cực, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng ở đây.
Khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh mới ghi lại ở các Tiểu khu 441 và 434 thì ông Còn cho rằng có thể đây chỉ là những vụ lẻ tẻ. Cũng như các vị lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn khác, ông Còn cho rằng việc quản lý bảo vệ rừng ở Yok Đôn đang gặp rất nhiều khó khăn do áp lực của các khu dân cư xung quanh. Địa bàn quá rộng, trong khi lực lượng bảo vệ rừng quá mỏng, kinh phí xăng xe để anh em tuần tra chỉ 500 triệu đồng/năm nên công tác tuần tra rất khó khăn.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi với diện tích hơn 115.000ha, hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên chức của Vườn quốc gia Yok Đôn là 225 người thì không thể nói rằng “do lực lượng quá mỏng.”
Với 11 trạm kiểm lâm được bố trí ở những nơi xung yếu thì xét về mặt chủ quan, lâm tặc khó có thể “lọt lưới.” Dọc tuyến tỉnh lộ 1, huyện Buôn Đôn cũng đã lập một số trạm kiểm soát liên ngành để chặn bắt gỗ lậu khiến cảm giác rằng rừng đang được canh phòng cẩn mật. Ngoài ra, kiểm lâm Vườn còn được trích 30% số tiền bán đấu giá gỗ tang vật để bổ sung vào nguồn chi tuần tra bảo vệ rừng, vì vậy không thể nói là khó khăn về kinh phí.
Tuy nhiên đại nạn tận diệt gỗ quý hiện ở khu rừng cấm rộng nhất nước đã tồn tại một thời gian rất dài và chỉ thực sự “nóng” lên khi bị báo chí phanh phui, nhưng cho đến nay vẫn tiếp tục “nóng.”
Trung tuần tháng 6, đích thân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn và các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn. Bộ trưởng đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến đại nạn phá rừng ở Yok Đôn là lực lượng kiểm lâm có dấu hiệu tiếp tay, câu kết với lâm tặc.
Tiếp sau đó, có thông tin các cơ quan chức năng đã rầm rộ ra quân và theo báo cáo thì đại nạn phá rừng ở Yok Đôn đã được trấn áp đến 90%. Tuy nhiên, ngay trong đợt các cơ quan ra quân trấn áp lâm tặc, chúng tôi lại nhận được tin báo nhiều cây gỗ hương quý hiếm tiếp tục bị đốn hạ. Và trớ trêu thay, hầu hết những cây gỗ quý ấy lại nằm sát đường tuần tra, gần trạm kiểm lâm.
Nhiều cây lâm tặc đốn hạ chắn cả đường tuần tra, nhưng chỉ đến khi bọn chúng vận chuyển hết gỗ ra khỏi rừng thì lực lượng chức năng mới phát hiện được… gốc. Với những gì được “mục sở thị” trong đợt lội rừng vào trung tuần tháng 10 này thì đại nạn phá rừng ở đây vẫn tiếp tục “leo thang” chứ chưa hề thuyên giảm như báo cáo. Một cán bộ Tổng cục Lâm nghiệp chứng kiến cảnh rừng bị tàn sát đã thốt lên: “nếu không ngăn chặn tình trạng này thì nên giải tán Vườn quốc gia Yok Đôn đi thôi...”
Việc trấn áp lâm tặc ở Vườn quốc gia Yok Đôn nghe qua có vẻ gắt gao nhưng thực tế cho đến nay chưa có sự thay đổi căn bản nào từ phía chủ rừng, cũng chưa có ai phải chịu trách nhiệm về việc gỗ quý hiếm bị “khai tử” tràn lan ở đây.
Dư luận bức xúc trước hiện tượng kiểm lâm câu kết.. Đơn cử như vụ xe tải chở 27m3 gỗ hương đã qua 2 trạm kiểm soát với barie có người mang súng trực gác 24/24 giờ mà không hề bị ngăn cản. Chỉ sau khi chạy gần 50km ra khỏi địa phận của rừng, chiếc xe này mới bị lực lượng công an bắt giữ.
Mới đây, một chiếc xe tải khác chở hơn 21m3 gỗ hương bị lực lượng Cảnh sát kinh tế rượt đuổi hơn 60km từ trong vùng lõi của Vườn, rồi vượt qua mấy trạm kiểm lâm, biên phòng mà không hề gặp sự cản trở nào từ phía "chủ rừng."
Hô hào thì nhiều, nhưng giải pháp cấp bách mang tính quyết liệt, được xem là khả thi, có thể cứu những cánh rừng Yok Đôn là cần kiên quyết loại bỏ những “con sâu” trong lực lượng kiểm lâm, đồng thời phải có sự thay đổi toàn diện cả về tổ chức, nhân sự cũng như biện pháp bảo vệ rừng thì vẫn chưa được thực hiện.
Câu hỏi: tại sao không thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ rừng mà để lâm tặc lộng hành như vậy? Câu hỏi này không khó, nhưng đành phải chờ cơ quan chức năng giải đáp./.
Nhưng trong lần lội rừng mới đây, các phóng viên tiếp tục chứng kiến những cây gỗ quý cuối cùng của khu rừng cấm này tiếp tục bị lâm tặc ngang nhiên đốn hạ, thoải mái vận chuyển ra khỏi rừng.
Lâm tặc trộm gỗ quý, kiểm lâm đi sau… đếm gốc
Chỉ sau gần một giờ đi xe ôtô, chúng tôi đến tiểu khu 441 và 434. Đây là cũng là nơi vào trung tuần tháng 4 và tháng 5/2011 phóng viên đã thực hiện chuyến “lội rừng” và chứng kiến hàng loạt cây gỗ hương cổ thụ bị đốn hạ giữa thanh thiên bạch nhật.
Vườn quốc gia Yok Đôn mùa này ngập một màu xanh ngút mắt, cỏ tranh, lau lách mọc ken dày cao ngang ngực người, nhìn bên ngoài có vẻ yên bình. Nhưng người dẫn đường quả quyết chỉ cần đi bộ vào vào vài chục mét là có thể thấy cảnh rừng bị tàn phá rồi. Người dẫn đường vừa dứt lời thì chúng tôi bắt gặp ngay bên vệ đường tuần tra một lóng gỗ hương to tướng, đã được xẻ hộp.
“Có lẽ bọn lâm tặc đang vận chuyển gỗ ra thì phát hiện xe của chúng ta nên bỏ gỗ lại chạy nấp vào rừng,” người dẫn đường quả quyết.
Chúng tôi bỏ lại xe trên đường tuần tra rồi lần theo con đường nhỏ lâm tặc vừa mở, đi một đoạn ngắn đã bắt gặp những cây gỗ hương cổ thụ quý hiếm vừa mới bị đốn hạ, lá còn tươi nguyên, phần gỗ giá trị nhất đã bị lấy đi, chỉ còn trơ gốc cùng cành ngọn, mùn cưa và bìa gỗ.
Dấu tích duy nhất cho thấy có sự hiện diện của lực lượng bảo vệ rừng ở đây là bút lục của lực lượng kiểm lâm ghi dòng chữ ĐKT (tức đã kiểm tra) cùng ngày tháng phát hiện cây cổ thụ đó bị chết như một lời khai tử.
Những cây gỗ hương này hầu hết mới bị đốn hạ vào thời gian cuối tháng 9 và đầu tháng 10. Ngoài những gốc cây được phát hiện, nhiều gỗ hương mới bị đốn hạ, chưa có bút lục của kiểm lâm.
Quay trở lại đi trên đường tuần tra, có thể dễ dàng phát hiện vô số những con đường, lối mòn do lâm tặc mở để vận chuyển gỗ lậu. Ngoài những lối nhỏ do xe máy của lâm tặc tạo ra còn có những con đường lớn dành cho xe cày, ôtô vào khai thác, vận chuyển gỗ lậu.
Những con đường do lâm tặc mở nhiều vô kể, giống như “thiên la địa võng” bày ra để tiêu diệt nốt những cây gỗ cổ thụ quý hiếm còn lại ở khu rừng cấm này.
Chỉ cần đi theo bất kỳ con đường nào do lâm tặc mở, chúng tôi cũng dễ dàng tìm thấy những cây gỗ hương cổ thụ bị lâm tặc triệt hạ chỉ còn trơ gốc. Những gì được chứng kiến cho thấy, khu rừng cấm này như “vườn nhà” của lâm tặc, gỗ quý ở đây như cây bưởi, cây mít trong vườn, bọn chúng muốn đốn hạ lúc nào cũng được, còn lực lượng kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ đi sau… đếm gốc vào sổ “khai tử” cổ thụ.
Thực hiện giải pháp nửa vời, lâm tặc “nhờn thuốc”
Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Còn, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn cho rằng lực lượng kiểm lâm của Vườn thời gian qua đã làm việc rất tích cực, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng ở đây.
Khi chúng tôi đưa ra những hình ảnh mới ghi lại ở các Tiểu khu 441 và 434 thì ông Còn cho rằng có thể đây chỉ là những vụ lẻ tẻ. Cũng như các vị lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn khác, ông Còn cho rằng việc quản lý bảo vệ rừng ở Yok Đôn đang gặp rất nhiều khó khăn do áp lực của các khu dân cư xung quanh. Địa bàn quá rộng, trong khi lực lượng bảo vệ rừng quá mỏng, kinh phí xăng xe để anh em tuần tra chỉ 500 triệu đồng/năm nên công tác tuần tra rất khó khăn.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi với diện tích hơn 115.000ha, hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên chức của Vườn quốc gia Yok Đôn là 225 người thì không thể nói rằng “do lực lượng quá mỏng.”
Với 11 trạm kiểm lâm được bố trí ở những nơi xung yếu thì xét về mặt chủ quan, lâm tặc khó có thể “lọt lưới.” Dọc tuyến tỉnh lộ 1, huyện Buôn Đôn cũng đã lập một số trạm kiểm soát liên ngành để chặn bắt gỗ lậu khiến cảm giác rằng rừng đang được canh phòng cẩn mật. Ngoài ra, kiểm lâm Vườn còn được trích 30% số tiền bán đấu giá gỗ tang vật để bổ sung vào nguồn chi tuần tra bảo vệ rừng, vì vậy không thể nói là khó khăn về kinh phí.
Tuy nhiên đại nạn tận diệt gỗ quý hiện ở khu rừng cấm rộng nhất nước đã tồn tại một thời gian rất dài và chỉ thực sự “nóng” lên khi bị báo chí phanh phui, nhưng cho đến nay vẫn tiếp tục “nóng.”
Trung tuần tháng 6, đích thân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Vườn quốc gia Yok Đôn và các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk yêu cầu thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn. Bộ trưởng đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến đại nạn phá rừng ở Yok Đôn là lực lượng kiểm lâm có dấu hiệu tiếp tay, câu kết với lâm tặc.
Tiếp sau đó, có thông tin các cơ quan chức năng đã rầm rộ ra quân và theo báo cáo thì đại nạn phá rừng ở Yok Đôn đã được trấn áp đến 90%. Tuy nhiên, ngay trong đợt các cơ quan ra quân trấn áp lâm tặc, chúng tôi lại nhận được tin báo nhiều cây gỗ hương quý hiếm tiếp tục bị đốn hạ. Và trớ trêu thay, hầu hết những cây gỗ quý ấy lại nằm sát đường tuần tra, gần trạm kiểm lâm.
Nhiều cây lâm tặc đốn hạ chắn cả đường tuần tra, nhưng chỉ đến khi bọn chúng vận chuyển hết gỗ ra khỏi rừng thì lực lượng chức năng mới phát hiện được… gốc. Với những gì được “mục sở thị” trong đợt lội rừng vào trung tuần tháng 10 này thì đại nạn phá rừng ở đây vẫn tiếp tục “leo thang” chứ chưa hề thuyên giảm như báo cáo. Một cán bộ Tổng cục Lâm nghiệp chứng kiến cảnh rừng bị tàn sát đã thốt lên: “nếu không ngăn chặn tình trạng này thì nên giải tán Vườn quốc gia Yok Đôn đi thôi...”
Việc trấn áp lâm tặc ở Vườn quốc gia Yok Đôn nghe qua có vẻ gắt gao nhưng thực tế cho đến nay chưa có sự thay đổi căn bản nào từ phía chủ rừng, cũng chưa có ai phải chịu trách nhiệm về việc gỗ quý hiếm bị “khai tử” tràn lan ở đây.
Dư luận bức xúc trước hiện tượng kiểm lâm câu kết.. Đơn cử như vụ xe tải chở 27m3 gỗ hương đã qua 2 trạm kiểm soát với barie có người mang súng trực gác 24/24 giờ mà không hề bị ngăn cản. Chỉ sau khi chạy gần 50km ra khỏi địa phận của rừng, chiếc xe này mới bị lực lượng công an bắt giữ.
Mới đây, một chiếc xe tải khác chở hơn 21m3 gỗ hương bị lực lượng Cảnh sát kinh tế rượt đuổi hơn 60km từ trong vùng lõi của Vườn, rồi vượt qua mấy trạm kiểm lâm, biên phòng mà không hề gặp sự cản trở nào từ phía "chủ rừng."
Hô hào thì nhiều, nhưng giải pháp cấp bách mang tính quyết liệt, được xem là khả thi, có thể cứu những cánh rừng Yok Đôn là cần kiên quyết loại bỏ những “con sâu” trong lực lượng kiểm lâm, đồng thời phải có sự thay đổi toàn diện cả về tổ chức, nhân sự cũng như biện pháp bảo vệ rừng thì vẫn chưa được thực hiện.
Câu hỏi: tại sao không thực hiện các biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ rừng mà để lâm tặc lộng hành như vậy? Câu hỏi này không khó, nhưng đành phải chờ cơ quan chức năng giải đáp./.
Việt Dũng (TTXVN/Vietnam+)