Đối với Việt Nam hay những nước có thu nhập trung bình khác như Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan... cần ưu tiên đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực để khuyến khích sự di chuyển lên chuỗi giá trị cao hơn trong sản xuất và xuất khẩu.
Vấn đề này được đưa ra trong "Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương” của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố ngày 7/4.
Theo báo cáo này, để hội nhập tốt khu vực, có sức cạnh tranh trên toàn cầu, bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực, Việt Nam cần cải cách chính sách thương mại cũng như các lĩnh vực khác đảm bảo duy trì cải cách đều đặn, điều này sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khu vực.
Báo cáo cho rằng các nước đang phát triển khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thập kỷ tới nếu tiếp tục cải cách cơ cấu mạnh hơn và hợp tác chặt chẽ hơn trong hội nhập kinh tế khu vực và biến đổi khí hậu.
Ông Ivailo Izvorski, kinh tế gia trưởng và là tác giả chính của báo cáo nhận định: “Thị trường khu vực cho hàng hóa và dịch vụ ngày càng tạo ra nhiều cơ hội cho việc mở rộng. Hội nhập sâu hơn sẽ thúc đẩy thương mại hậu công nghiệp trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh quốc tế.”
Theo báo cáo, việc tập trung cải cách cơ cấu mang ý nghĩa khác nhau đối với từng quốc gia. Đối với Trung Quốc, nó mang ý nghĩa cân đối lại nền kinh tế, trao cho khu vực dịch vụ và tiêu dùng tư nhân một vai trò lớn hơn, loại bỏ tăng trưởng dựa vào đầu tư lớn cũng như khuyến khích phát triển môi trường bền vững.
Đối với các nước có thu nhập thấp như Lào và Campuchia, cần tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất để trở thành một phần của mạng lưới sản xuất khu vực toàn cầu.
Cũng tại buổi công bố báo cáo, ông Vikram Nehru, kinh tế gia trưởng của WB tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho rằng các nước cần quan tâm tới việc hạ thấp rào cản thương mại, chi phí vận tải, tập trung vào những nơi có chi phí sản xuất thấp để tạo khả năng cạnh tranh...
Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước cần rút lui khỏi các gói kích thích tài chính trong ngắn hạn để tránh lạm phát, thâm hụt ngân sách... đồng thời quay lại chương trình cải tổ cơ cấu và thúc đẩy phát triển trung-dài hạn, đảm bảo phát triển bền vững./.
Vấn đề này được đưa ra trong "Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương” của Ngân hàng Thế giới (WB), được công bố ngày 7/4.
Theo báo cáo này, để hội nhập tốt khu vực, có sức cạnh tranh trên toàn cầu, bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở vật chất và nhân lực, Việt Nam cần cải cách chính sách thương mại cũng như các lĩnh vực khác đảm bảo duy trì cải cách đều đặn, điều này sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế khu vực.
Báo cáo cho rằng các nước đang phát triển khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thập kỷ tới nếu tiếp tục cải cách cơ cấu mạnh hơn và hợp tác chặt chẽ hơn trong hội nhập kinh tế khu vực và biến đổi khí hậu.
Ông Ivailo Izvorski, kinh tế gia trưởng và là tác giả chính của báo cáo nhận định: “Thị trường khu vực cho hàng hóa và dịch vụ ngày càng tạo ra nhiều cơ hội cho việc mở rộng. Hội nhập sâu hơn sẽ thúc đẩy thương mại hậu công nghiệp trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh quốc tế.”
Theo báo cáo, việc tập trung cải cách cơ cấu mang ý nghĩa khác nhau đối với từng quốc gia. Đối với Trung Quốc, nó mang ý nghĩa cân đối lại nền kinh tế, trao cho khu vực dịch vụ và tiêu dùng tư nhân một vai trò lớn hơn, loại bỏ tăng trưởng dựa vào đầu tư lớn cũng như khuyến khích phát triển môi trường bền vững.
Đối với các nước có thu nhập thấp như Lào và Campuchia, cần tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất để trở thành một phần của mạng lưới sản xuất khu vực toàn cầu.
Cũng tại buổi công bố báo cáo, ông Vikram Nehru, kinh tế gia trưởng của WB tại khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho rằng các nước cần quan tâm tới việc hạ thấp rào cản thương mại, chi phí vận tải, tập trung vào những nơi có chi phí sản xuất thấp để tạo khả năng cạnh tranh...
Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững, các nước cần rút lui khỏi các gói kích thích tài chính trong ngắn hạn để tránh lạm phát, thâm hụt ngân sách... đồng thời quay lại chương trình cải tổ cơ cấu và thúc đẩy phát triển trung-dài hạn, đảm bảo phát triển bền vững./.
Thu Hà (Vietnam+)