WHO cảnh báo nguy bùng phát lại dịch sởi ở các nước châu Phi

Theo Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khu vực châu Phi, những nước ở châu Phi không tiến hành được chiến dịch tiêm phòng sởi như đã định đều có nguy cơ bùng phát lại căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này.
WHO cảnh báo nguy bùng phát lại dịch sởi ở các nước châu Phi ảnh 1Tiêm phòng sởi cho trẻ. (Nguồn: reliefweb.int)

Một số quốc gia châu Phi có thể bùng phát lại dịch sởi do việc tiêm vaccine phòng bệnh đang bị đình trệ do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Cảnh báo trên được Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi Matshidiso Moeti đưa ra ngày 23/4, trước tuần lễ Tiêm chủng châu Phi dự kiến diễn ra từ ngày 24-30/4.

Trong tuyên bố, bà Moeti khẳng định những nước ở châu Phi không tiến hành được chiến dịch tiêm phòng sởi như đã định đều có nguy cơ bùng phát lại căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này. Bà lấy dẫn chứng các đợt bùng phát gần đây của bệnh sởi, hay sốt vàng da, tả và viêm màng não, cho thấy những khoảng trống đáng lo ngại trong việc bao phủ và giám sát hoạt động tiêm chủng ở châu Phi.

Số liệu thống kê của WHO cho thấy có tới 15 quốc gia châu Phi đã hoãn các đợt tiêm phòng sởi trong năm 2020 để tập trung đối phó với đại dịch COVID-19 và trong khoảng từ tháng 1/2020-4/2021, khoảng 16,6 triệu trẻ em châu Phi đã không được tiêm liều vaccine bổ sung phòng sởi. Trong khoảng thời gian này, tám nước châu Phi đã ghi nhận đợt bùng phát dịch sởi nghiêm trọng.

[117 triệu trẻ em có nguy cơ bỏ lỡ tiêm phòng sởi do dịch COVID-19]

Để có thể ngăn chặn việc bùng phát dịch sởi, cần đạt độ bao phủ tiêm chủng ít nhất 95% trong một nhóm dân số nhất định. Tuy nhiên, kể từ năm 2013, việc tiêm mũi vaccine ngừa sởi đầu tiên chỉ đạt khoảng 69% và chỉ có bảy nước ở châu lục này đạt độ bao phủ 95% vào năm 2019.

Tỷ lệ tiêm phòng sởi ở châu Phi thấp cho thấy các căn bệnh khác có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccine như uốn ván, sốt vàng da và bạch hầu cũng bị gián đoạn trong bối cảnh đại dịch.

Do đó, bà Moeti khuyến cáo các nước khi đối phó với dịch COVID-19, không thể để bất kỳ ai rơi vào nguy cơ nhiễm các bệnh có thể phòng tránh được bằng vaccine. Bà kêu gọi các nước tăng cường các dịch vụ y tế thiết yếu, trong đó có cả các chiến dịch tiêm chủng.

Hiện WHO cũng đã hợp tác với các nước châu Phi nhằm đảm bảo việc duy trì tiêm chủng định kỳ cho trẻ em trong thời kỳ đại dịch, thông qua việc tăng cường giám sát, đào tạo nhân viên y tế và sự tham gia của cộng đồng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bí kíp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Bí kíp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Ngày An toàn thực phẩm thế giới được thông qua nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm và kêu gọi hành động để đảm bảo thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe.

(Ảnh minh họa. Nguồn: iStock)

Vì sao giữa mùa Hè nóng bức vẫn dễ bị cảm lạnh?

Tắm là cách giải nhiệt hiệu quả và được nhiều người lựa chọn nhưng việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, khiến thân nhiệt giảm xuống quá mức và dễ dẫn bị cảm lạnh.