Tạp chí y học The Lancet của Tổ chức Y tế thế giới ngày 14/4 cho biết thế giới có tới 2,6 triệu thai nhi chết lưu trong bụng mẹ năm 2009.
Như vậy mỗi ngày có tới hơn 7200 thai chết lưu trên thế giới, 98% số đó xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Con số này ở các nước thu nhâp cao là khoảng 320 trẻ, một tỷ lệ thay đổi rất ít trong thập kỷ qua.
Ước tính số lượng thai nhi chết lưu trên toàn thế giới chỉ giảm 1,1% hàng năm, từ 3 triệu năm 1995 xuống 2,6 triệu năm 2009, chậm hơn so với mức giảm của cả tỷ lệ tư vong bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cùng thời kỳ.
Tạp chí The Lancet chỉ ra năm nguyên nhân chính của thai chết lưu là do các biến chứng khi sinh con, bà mẹ mang thai bị nhiễm trùng, rối loạn ở người mẹ ( đặc biệt là cao huyết áp và tiểu đường), hạn chế tăng trưởng bào thai và các bất thường bẩm sinh.
Gần một nửa số thai chết lưu, khoảng 1,2 triệu, xảy ra trong thời kỳ sinh nở của người phụ nữ. Những cái chết này trực tiếp liên quan đến thiếu kỹ năng chăm sóc tại thời điểm quan trọng này đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Hai phần ba hiện trạng này xảy ra ở các vùng nông thôn, nơi đặc biệt thiếu nữ hộ sinh và bác sỹ, họ không phải luôn luôn có mặt để can thiệp khi cần thiết như khi phải cấp cứu sản khoa, bao gồm cả phẫu thuật.
Tỷ lệ thai chết lưu thay đổi lớn theo quốc gia, từ mức thấp nhất là 2/1000 ca sinh ở Phần Lan và Singapore, lên mức cao nhất là 47 ở Pakistan và 42 ở Nigeria.
So sánh tỷ lệ thai chết lưu từ năm 1995 đến năm 2009, chậm tiến bộ nhất là vùng cận Sahara châu Phi và châu Đại Dương. Tuy nhiên, một số nước lớn như Bangladesh, Trung Quốc, và Ấn Độ, ước tính giảm tới 400 000 thai chết lưu so với năm 1995. Mexico giảm một nửa trong cùng thời gian.
Theo Tiến sĩ Flavia Bustreo,Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới phụ trách Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng, "nhiều thai chết lưu không được biết, vì họ không ghi lại, và không được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, đó là những mất mát đau lòng đối với phụ nữ và gia đình. Chúng ta cần thừa nhận những thiệt hại đó và làm mọi việc có thể để ngăn chặn điều này xảy ra. Thai chết lưu cần phải là một phần của chương trình nghị sự sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em."
Tạp chí cho biết để giải quyết vấn đề này cần tăng cường các chương trình sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, và trẻ em hiện có bằng cách tập trung vào các can thiệp chính có lợi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ví dụ như phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh mãn tính của người mẹ như giang mai, tiểu đường hay cao huyết áp.
Tăng cường các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp giảm số lượng mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ cao, và do đó làm giảm thai chết lưu.
Tháng 9/2010, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã công bố Chiến lược toàn cầu vì sức khỏe phụ nữ và trẻ em, nhằm mục cứu sống 16 triệu phụ nữ và trẻ em trong 5 năm. Trong khuôn khổ Chiến lược này, nhiều nước đã cam kết cải thiện tình hình bằng cách tăng cường tiếp cận kế hoạch gia đình, chăm sóc tiền sản và nâng cao tay nghề cho các y tá, nhằm giảm thai chết lưu.
Tháng 9 tới, một phiên họp đặc biệt về các bệnh không lay nhiễm sẽ được tổ chức tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và cao huyết áp là những nguy cơ làm thai chết lưu./.
Như vậy mỗi ngày có tới hơn 7200 thai chết lưu trên thế giới, 98% số đó xảy ra ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Con số này ở các nước thu nhâp cao là khoảng 320 trẻ, một tỷ lệ thay đổi rất ít trong thập kỷ qua.
Ước tính số lượng thai nhi chết lưu trên toàn thế giới chỉ giảm 1,1% hàng năm, từ 3 triệu năm 1995 xuống 2,6 triệu năm 2009, chậm hơn so với mức giảm của cả tỷ lệ tư vong bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cùng thời kỳ.
Tạp chí The Lancet chỉ ra năm nguyên nhân chính của thai chết lưu là do các biến chứng khi sinh con, bà mẹ mang thai bị nhiễm trùng, rối loạn ở người mẹ ( đặc biệt là cao huyết áp và tiểu đường), hạn chế tăng trưởng bào thai và các bất thường bẩm sinh.
Gần một nửa số thai chết lưu, khoảng 1,2 triệu, xảy ra trong thời kỳ sinh nở của người phụ nữ. Những cái chết này trực tiếp liên quan đến thiếu kỹ năng chăm sóc tại thời điểm quan trọng này đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Hai phần ba hiện trạng này xảy ra ở các vùng nông thôn, nơi đặc biệt thiếu nữ hộ sinh và bác sỹ, họ không phải luôn luôn có mặt để can thiệp khi cần thiết như khi phải cấp cứu sản khoa, bao gồm cả phẫu thuật.
Tỷ lệ thai chết lưu thay đổi lớn theo quốc gia, từ mức thấp nhất là 2/1000 ca sinh ở Phần Lan và Singapore, lên mức cao nhất là 47 ở Pakistan và 42 ở Nigeria.
So sánh tỷ lệ thai chết lưu từ năm 1995 đến năm 2009, chậm tiến bộ nhất là vùng cận Sahara châu Phi và châu Đại Dương. Tuy nhiên, một số nước lớn như Bangladesh, Trung Quốc, và Ấn Độ, ước tính giảm tới 400 000 thai chết lưu so với năm 1995. Mexico giảm một nửa trong cùng thời gian.
Theo Tiến sĩ Flavia Bustreo,Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới phụ trách Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng, "nhiều thai chết lưu không được biết, vì họ không ghi lại, và không được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, đó là những mất mát đau lòng đối với phụ nữ và gia đình. Chúng ta cần thừa nhận những thiệt hại đó và làm mọi việc có thể để ngăn chặn điều này xảy ra. Thai chết lưu cần phải là một phần của chương trình nghị sự sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em."
Tạp chí cho biết để giải quyết vấn đề này cần tăng cường các chương trình sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, và trẻ em hiện có bằng cách tập trung vào các can thiệp chính có lợi cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ví dụ như phát hiện, điều trị và quản lý các bệnh mãn tính của người mẹ như giang mai, tiểu đường hay cao huyết áp.
Tăng cường các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp giảm số lượng mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ở phụ nữ có nguy cơ cao, và do đó làm giảm thai chết lưu.
Tháng 9/2010, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã công bố Chiến lược toàn cầu vì sức khỏe phụ nữ và trẻ em, nhằm mục cứu sống 16 triệu phụ nữ và trẻ em trong 5 năm. Trong khuôn khổ Chiến lược này, nhiều nước đã cam kết cải thiện tình hình bằng cách tăng cường tiếp cận kế hoạch gia đình, chăm sóc tiền sản và nâng cao tay nghề cho các y tá, nhằm giảm thai chết lưu.
Tháng 9 tới, một phiên họp đặc biệt về các bệnh không lay nhiễm sẽ được tổ chức tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và cao huyết áp là những nguy cơ làm thai chết lưu./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)