WHO xem xét dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu với dịch Ebola

Dịch bệnh Ebola được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hồi tháng 8/2018, đã khiến hơn 2.300 người tử vong ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.
WHO xem xét dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn cầu với dịch Ebola ảnh 1Nhân viên y tế thuộc Tổ chức Bác sỹ không biên giới (MSF) tiêm chủng vắcxin mới ngừa virus Ebola cho người dân tại Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo, ngày 14/11/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 12/2, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhóm họp để quyết định xem còn nên coi dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hay không sau khi các ca nhiễm mới đã giảm mạnh.

Dịch bệnh Ebola được tuyên bố là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hồi tháng 8/2018. Căn bệnh này đã khiến hơn 2.300 người tử vong ở miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Gheberyesus ngày 11/2 cho biết ông lạc quan khi tình hình dịch bệnh tại Cộng hòa Dân chủ Congo có tiến triển tích cực chỉ với ba ca nhiễm mới trong tuần qua.

[Đưa vào sử dụng vắcxin phòng chống virus Ebola thứ 2 tại CHDC Congo]

Ông Gheberyesus cho biết dù thế giới đang tập trung vào dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 nhưng điều đó không có nghĩa dịch bệnh Ebola được lơ là. Dự kiến, ông Gheberyesus sẽ đến Cộng hòa Dân chủ Congo vào ngày 13/2 để gặp Tổng thống nước chủ nhà Felix Tshisekedi.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Ủy ban Khẩn cấp WHO - một nhóm chuyên gia quốc tế nhóm họp 3 tháng/lần khi một tình trạng khẩn cấp được ban bố. Dịch bệnh được tuyên bố là chấm dứt khi không có trường hợp nhiễm mới nào trong vòng 42 ngày - gấp đôi thời gian ủ bệnh.

Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài.

Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.