Khi các trận đấu bóng đá World Cup 2010 diễn ra ngày càng hấp dẫn, sôi nổi, cũng là lúc “cơn bão” cá độ bóng đá ở Thành phố Hồ Chí Minh có chiều hướng bùng phát với thủ đoạn tinh vi, hiểm họa khôn lường.
Ngăn chặn tệ nạn này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, đột phá của lực lượng cảnh sát trong đợt truy quét các tay “trùm” cá độ.
Chỉ trong 10 ngày đầu diễn ra World Cup 2010, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang hơn 130 đối tượng tham gia cá độ bóng đá tại các quán càphê, nhà riêng ở các quận 2, 9, Tân Bình, Tân Phú. Cầm đầu các ổ cá độ này chủ yếu là chủ quán càphê như Trương Trí Dũng (chủ quán cà phê Thảo My, quận Tân Bình), Nguyễn Văn Nghĩa (chủ quán cà phê Mỹ Uyên, quận Tân Phú), Đỗ Thị Ánh Tuyết (chủ quán cà phê ở quận 9), Đoàn Thị Bảo Tú (chủ quán cà phê ở quận 2)...
Còn các con bạc đa phần là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, chơi cá cược với số tiền 500.000 đến hai triệu đồng, rồi chơi “nặng” đến vài chục triệu đồng. Dư luận cho rằng đó mới chỉ là những ổ cá độ nhỏ lẻ so với mức độ âm ỉ của nạn cá cược trong thời gian này.
Theo ghi nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa World Cup, nạn cá độ diễn ra nhiều hay ít dựa theo sức nóng, độ hấp dẫn của từng trận đấu bóng đá. Khi mức độ ăn thua càng lúc càng quyết liệt thì các đối tượng tổ chức cá độ dụ dỗ người chơi tăng dần từ cấp độ nhẹ cho đến cấp độ nặng.
Thủ đoạn tổ chức cá độ cũng tinh vi hơn trước. Ở cấp độ nhẹ, gồm những nhóm người ham mê bóng đá, tập hợp nhau lại tại một địa điểm nhất định để cá cược với nhau, không có người đứng ra tổ chức. Hình thức cá độ thường không lớn và tính sát phạt không cao. Đa phần họ là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, công nhân viên chức.
Nạn cá độ chỉ diễn ra ở cấp độ nặng hơn khi chủ các nghề kinh doanh dịch vụ như cà phê, giải khát, hàng ăn, cắt tóc, khách sạn, nhà nghỉ đứng ra tập hợp những người chơi để tổ chức cá cược. Hoặc các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp đứng ra tổ chức tại nhà riêng vào những buổi diễn ra các trận đấu bóng đá World Cup 2010. Đây là loại hình tổ chức cá độ phổ biến nhất hiện nay. Các đối tượng tổ chức thường ghi phơi cá độ như ghi số đề.
Để tránh bị phát hiện, các đối tượng tổ chức chỉ cho những người quen vào cá độ. Chúng thuê người bảo kê, canh gác chặt chẽ. Đối phó với dạng tổ chức cá độ này, cảnh sát cho rằng không khó, quan trọng là các trinh sát phải nắm vững địa bàn quản lý.
Tuy nhiên, nạn cá độ bóng đá qua internet được cho là ở cấp độ nặng và tinh vi nhất, rất khó khăn cho cảnh sát trong công tác phát hiện, đấu tranh triệt phá. Các ông “trùm” cá độ giở những thủ đoạn hoạt động táo tợn, xảo quyệt hơn.
Họ không mở loại hình kinh doanh trá hình nào, cũng không trực tiếp gặp gỡ những người cá độ hoặc các chân rết, “cò” cá độ mà chủ yếu "điều khiển từ xa", nhận chuyển bảng cá độ qua điện thoại, điện thoại di động, Fax, hệ thống Internet, qua mạng chat-Yahoo!Messenger, nhắn tin...
Mạng lưới chân rết của các “trùm” cá độ là những ông bà chủ nhỏ ở quán càphê bóng đá, nhà hàng. Hàng ngày, họ trao đổi thông tin cho nhau qua hệ thống liên lạc hiện đại (mạng Internet, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy Fax...). Các “trùm” cá độ thường thiết lập hệ thống “cò”, “thư ký” nhận bảng, phơi cá độ để chuyển cho chủ. Ngoài ra, bọn chúng còn thiết lập cả đường dây cá độ liên tỉnh, từ Bắc vào Nam và ra cả nước ngoài.
Qua thực tiễn đấu tranh với nhiều đường dây cá độ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng một số vụ cá độ bóng đá qua trang web được thiết kế và đặt máy chủ ở nước ngoài, sau đó cung cấp mã cho đối tượng trong nước điều hành.
Được biết, để tránh bị phát hiện, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt như chỉ nhận bảng cá độ vào những giờ nhất định, tổ chức hoạt động cá độ ở các tầng trên cao của nhà cao tầng kiên cố.
Thực tế trong những ngày diễn ra World Cup vừa qua, dư luận, báo chí đã phản ảnh có rất nhiều “con bạc” bóng đá ở Thành phố Hồ Chí Minh thua cháy túi, nợ nần chồng chất, lũ lượt vào tiệm cầm đồ để cầm cố tài sản. Thậm chí đã có hai người đàn ông vì chán nản do thua tiền cá độ quá nhiều đã nhảy cầu tự tử ở sông Sài Gòn, nhưng may mắn được cứu thoát.
Để phòng ngừa tệ nạn này, đòi hỏi các cơ quan chức năng liên quan cần làm tốt công tác nắm tình hình, rà soát địa bàn, lên danh sách, xác định đối tượng cần tập trung đấu tranh, thường xuyên kiểm tra các quán cà phê, điểm kinh doanh dịch vụ... nhằm tổ chức ngăn ngừa có hiệu quả.
Đồng thời các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền về tệ nạn cá độ bóng đá và nguy cơ tác hại của nó để người dân có biện pháp tự phòng ngừa./.
Ngăn chặn tệ nạn này đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, đột phá của lực lượng cảnh sát trong đợt truy quét các tay “trùm” cá độ.
Chỉ trong 10 ngày đầu diễn ra World Cup 2010, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang hơn 130 đối tượng tham gia cá độ bóng đá tại các quán càphê, nhà riêng ở các quận 2, 9, Tân Bình, Tân Phú. Cầm đầu các ổ cá độ này chủ yếu là chủ quán càphê như Trương Trí Dũng (chủ quán cà phê Thảo My, quận Tân Bình), Nguyễn Văn Nghĩa (chủ quán cà phê Mỹ Uyên, quận Tân Phú), Đỗ Thị Ánh Tuyết (chủ quán cà phê ở quận 9), Đoàn Thị Bảo Tú (chủ quán cà phê ở quận 2)...
Còn các con bạc đa phần là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, chơi cá cược với số tiền 500.000 đến hai triệu đồng, rồi chơi “nặng” đến vài chục triệu đồng. Dư luận cho rằng đó mới chỉ là những ổ cá độ nhỏ lẻ so với mức độ âm ỉ của nạn cá cược trong thời gian này.
Theo ghi nhận ở Thành phố Hồ Chí Minh trong mùa World Cup, nạn cá độ diễn ra nhiều hay ít dựa theo sức nóng, độ hấp dẫn của từng trận đấu bóng đá. Khi mức độ ăn thua càng lúc càng quyết liệt thì các đối tượng tổ chức cá độ dụ dỗ người chơi tăng dần từ cấp độ nhẹ cho đến cấp độ nặng.
Thủ đoạn tổ chức cá độ cũng tinh vi hơn trước. Ở cấp độ nhẹ, gồm những nhóm người ham mê bóng đá, tập hợp nhau lại tại một địa điểm nhất định để cá cược với nhau, không có người đứng ra tổ chức. Hình thức cá độ thường không lớn và tính sát phạt không cao. Đa phần họ là thanh thiếu niên, sinh viên học sinh, công nhân viên chức.
Nạn cá độ chỉ diễn ra ở cấp độ nặng hơn khi chủ các nghề kinh doanh dịch vụ như cà phê, giải khát, hàng ăn, cắt tóc, khách sạn, nhà nghỉ đứng ra tập hợp những người chơi để tổ chức cá cược. Hoặc các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp đứng ra tổ chức tại nhà riêng vào những buổi diễn ra các trận đấu bóng đá World Cup 2010. Đây là loại hình tổ chức cá độ phổ biến nhất hiện nay. Các đối tượng tổ chức thường ghi phơi cá độ như ghi số đề.
Để tránh bị phát hiện, các đối tượng tổ chức chỉ cho những người quen vào cá độ. Chúng thuê người bảo kê, canh gác chặt chẽ. Đối phó với dạng tổ chức cá độ này, cảnh sát cho rằng không khó, quan trọng là các trinh sát phải nắm vững địa bàn quản lý.
Tuy nhiên, nạn cá độ bóng đá qua internet được cho là ở cấp độ nặng và tinh vi nhất, rất khó khăn cho cảnh sát trong công tác phát hiện, đấu tranh triệt phá. Các ông “trùm” cá độ giở những thủ đoạn hoạt động táo tợn, xảo quyệt hơn.
Họ không mở loại hình kinh doanh trá hình nào, cũng không trực tiếp gặp gỡ những người cá độ hoặc các chân rết, “cò” cá độ mà chủ yếu "điều khiển từ xa", nhận chuyển bảng cá độ qua điện thoại, điện thoại di động, Fax, hệ thống Internet, qua mạng chat-Yahoo!Messenger, nhắn tin...
Mạng lưới chân rết của các “trùm” cá độ là những ông bà chủ nhỏ ở quán càphê bóng đá, nhà hàng. Hàng ngày, họ trao đổi thông tin cho nhau qua hệ thống liên lạc hiện đại (mạng Internet, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy Fax...). Các “trùm” cá độ thường thiết lập hệ thống “cò”, “thư ký” nhận bảng, phơi cá độ để chuyển cho chủ. Ngoài ra, bọn chúng còn thiết lập cả đường dây cá độ liên tỉnh, từ Bắc vào Nam và ra cả nước ngoài.
Qua thực tiễn đấu tranh với nhiều đường dây cá độ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng một số vụ cá độ bóng đá qua trang web được thiết kế và đặt máy chủ ở nước ngoài, sau đó cung cấp mã cho đối tượng trong nước điều hành.
Được biết, để tránh bị phát hiện, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt như chỉ nhận bảng cá độ vào những giờ nhất định, tổ chức hoạt động cá độ ở các tầng trên cao của nhà cao tầng kiên cố.
Thực tế trong những ngày diễn ra World Cup vừa qua, dư luận, báo chí đã phản ảnh có rất nhiều “con bạc” bóng đá ở Thành phố Hồ Chí Minh thua cháy túi, nợ nần chồng chất, lũ lượt vào tiệm cầm đồ để cầm cố tài sản. Thậm chí đã có hai người đàn ông vì chán nản do thua tiền cá độ quá nhiều đã nhảy cầu tự tử ở sông Sài Gòn, nhưng may mắn được cứu thoát.
Để phòng ngừa tệ nạn này, đòi hỏi các cơ quan chức năng liên quan cần làm tốt công tác nắm tình hình, rà soát địa bàn, lên danh sách, xác định đối tượng cần tập trung đấu tranh, thường xuyên kiểm tra các quán cà phê, điểm kinh doanh dịch vụ... nhằm tổ chức ngăn ngừa có hiệu quả.
Đồng thời các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền về tệ nạn cá độ bóng đá và nguy cơ tác hại của nó để người dân có biện pháp tự phòng ngừa./.
Thế Vinh (TTXVN/Vietnam+)