Trong khi chờ đợi sự nhất trí của tất cả các quốc gia thành viên liên quan tới lịch trình kết thúc vòng đàm phán Doha, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang nhắm tới một thỏa thuận tối thiểu vào tháng 12 tới.
Theo Tổng giám đốc WTO, đây là một hiệp định (thỏa thuận) có lợi cho các quốc gia kém phát triển.
Mục tiêu ban đầu của Hội nghị Bộ trưởng WTO dự kiến diễn ra vào tháng 12/2011 tại Geneva, Thụy Sĩ, là nhằm kết thúc Vòng đàm phán Doha sau 10 năm thất bại.
Tuy nhiên, các cường quốc công nghiệp và mới nổi đã không thể thống nhất về nhiều điểm liên quan tới tự do hóa thương mại các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp cũng như dịch vụ.
Sau nhiều toan tính nhằm dung hòa các khác biệt của các quốc gia thành viên, Tổng giám đốc Pascal Lamy hiện đã chấp nhận kỳ hạn kết thúc Vòng đàm phán Doha sẽ diễn ra sau năm 2011.
Tại phiên họp Đại hội đồng WTO diễn ra vào ngày 30/5, ông Lamy đã đề xuất giải pháp cho thế bế tắc của vòng Doha hiện nay, đó là đạt một thỏa thuận tối thiểu có lợi cho các quốc gia kém phát triển.
Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng tại Doha năm 2010 được coi là tài liệu căn bản cho Vòng đàm phán Doha hiện nay, tài liệu này về nguyên tắc cho phép các thành viên có thể đạt được thỏa thuận một phần trong khi chờ đợi các phần khác được khai thông.
Ông Pascal Lamy cho biết, thực tế, các quốc gia thành viên WTO vốn đã có quyết tâm thực hiện ý tưởng này. Chính vì vậy, ông đã triệu tập một cuộc họp của WTO vào ngày 9/6 tới nhằm xác định nội dung của thỏa thuận một phần nêu trên cũng như lộ trình kết thúc vòng đàm phán.
Theo Tổng giám đốc WTO, mặc dù còn tồn tại những bất đồng, nhưng các quốc gia thành viên đều nhất trí tiếp tục nỗ lực nhằm kết thúc Vòng đàm phán Doha.
Tuy vậy, một thỏa thuận tối thiểu cũng chưa thể đạt được trước, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào nội dung của thỏa thuận sẽ được quyết định vào ngày 9/6, trong khi đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có vẻ vẫn chưa sẵn sàng cho vấn đề này.
Được biết, thỏa thuận này liên quan đặc biệt tới sản phẩm bông. Các quốc gia kém phát triển yêu cầu chấm dứt trợ cấp cho hoạt động sản xuất nguyên liệu này, bởi nó làm phá giá trên thị trường quốc tế, gây thiệt hại cho các quốc gia châu Phi.
Ngược lại, một khi thỏa thuận đạt được trong lĩnh vực này sẽ gây thiệt hại nặng cho ngành sản xuất bông của Hoa Kỳ và châu Âu. Mỹ và châu Âu đã cho biết, họ không muốn là những quốc gia duy nhất mở hầu bao, thậm chí là vì các quốc gia nghèo trên thế giới./.
Theo Tổng giám đốc WTO, đây là một hiệp định (thỏa thuận) có lợi cho các quốc gia kém phát triển.
Mục tiêu ban đầu của Hội nghị Bộ trưởng WTO dự kiến diễn ra vào tháng 12/2011 tại Geneva, Thụy Sĩ, là nhằm kết thúc Vòng đàm phán Doha sau 10 năm thất bại.
Tuy nhiên, các cường quốc công nghiệp và mới nổi đã không thể thống nhất về nhiều điểm liên quan tới tự do hóa thương mại các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp cũng như dịch vụ.
Sau nhiều toan tính nhằm dung hòa các khác biệt của các quốc gia thành viên, Tổng giám đốc Pascal Lamy hiện đã chấp nhận kỳ hạn kết thúc Vòng đàm phán Doha sẽ diễn ra sau năm 2011.
Tại phiên họp Đại hội đồng WTO diễn ra vào ngày 30/5, ông Lamy đã đề xuất giải pháp cho thế bế tắc của vòng Doha hiện nay, đó là đạt một thỏa thuận tối thiểu có lợi cho các quốc gia kém phát triển.
Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng tại Doha năm 2010 được coi là tài liệu căn bản cho Vòng đàm phán Doha hiện nay, tài liệu này về nguyên tắc cho phép các thành viên có thể đạt được thỏa thuận một phần trong khi chờ đợi các phần khác được khai thông.
Ông Pascal Lamy cho biết, thực tế, các quốc gia thành viên WTO vốn đã có quyết tâm thực hiện ý tưởng này. Chính vì vậy, ông đã triệu tập một cuộc họp của WTO vào ngày 9/6 tới nhằm xác định nội dung của thỏa thuận một phần nêu trên cũng như lộ trình kết thúc vòng đàm phán.
Theo Tổng giám đốc WTO, mặc dù còn tồn tại những bất đồng, nhưng các quốc gia thành viên đều nhất trí tiếp tục nỗ lực nhằm kết thúc Vòng đàm phán Doha.
Tuy vậy, một thỏa thuận tối thiểu cũng chưa thể đạt được trước, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào nội dung của thỏa thuận sẽ được quyết định vào ngày 9/6, trong khi đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có vẻ vẫn chưa sẵn sàng cho vấn đề này.
Được biết, thỏa thuận này liên quan đặc biệt tới sản phẩm bông. Các quốc gia kém phát triển yêu cầu chấm dứt trợ cấp cho hoạt động sản xuất nguyên liệu này, bởi nó làm phá giá trên thị trường quốc tế, gây thiệt hại cho các quốc gia châu Phi.
Ngược lại, một khi thỏa thuận đạt được trong lĩnh vực này sẽ gây thiệt hại nặng cho ngành sản xuất bông của Hoa Kỳ và châu Âu. Mỹ và châu Âu đã cho biết, họ không muốn là những quốc gia duy nhất mở hầu bao, thậm chí là vì các quốc gia nghèo trên thế giới./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)