Chiều 9/6, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 12 thảo luận ở tổ về dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ bên hành lang kỳ họp, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, để Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu quả thiết thực thì cần quy định rõ địa vị pháp lý, chức năng là gì, nguồn kinh phí hoạt động như thế nào...
- Các tổ chức hội ra đời thường hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Nhưng trong dự thảo có đề cập đến việc nhà nước cấp kinh phí cho Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bà có ý kiến ra sao về điều này?
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Hiện nay, việc giao dịch, buôn bán, trao đổi trong cộng đồng dân cư với nhiều hình thức rất phong phú. Người tiêu dùng cũng không chỉ giới hạn là người tham gia mua bán một loại sản phẩm cụ thể mà còn có người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ.
Tại thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có một tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Mặc dù ở một số luật cũng có đề cập đến quyền của người tiêu dùng nhưng nó chưa thành luật cụ thể nên chưa chặt chẽ. Vì vậy mới có tình trạng người tiêu dùng bị vi phạm quyền lợi của mình. Hoặc khi có những tranh chấp, khiếu kiện, thắc mắc thì người tiêu dùng Việt Nam chưa biết được rằng họ sẽ đưa kiến nghị đến cơ quan nào và định chế nào để giải quyết mâu thuẫn đấy.
Sự ra đời của Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cách thức tổ chức và xác định địa vị trong xã hội của tổ chức này thì lại là vấn đề phải nói rất kỹ. Nếu Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một tổ chức xã hội thì sẽ có nguyên tắc hoạt động, Nhà nước không phải cấp kinh phí. Nhưng nếu tổ chức này lại là một bộ phận trong cấp bộ, cấp sở, ban ngành thì câu hỏi đặt ra là liệu tổ chức hành chính của chúng ta có bị phình to ra hay không?.
- Vừa qua có một số vụ việc người tiêu dùng khiếu nại doanh nghiệp sản xuất về chất lượng hàng mà họ đã mua không đảm bảo nhưng dường như phần lớn chưa được giải quyết thỏa đáng...
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bây giờ đang dự thảo. Chúng ta chưa có chế tài thực sự rõ ràng, cho nên trong những vụ việc như trên thì người chịu thiệt hại vẫn là người tiêu dùng trực tiếp.
Theo tôi được biết thì ở những nước phát triển, quyền của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất mạnh. Ví dụ như ở Nhật Bản, có những trường hợp đã xảy ra trên thực tiễn, một số doanh nghiệp xuất khẩu giày dép sang đó, khi người tiêu dùng của họ mua sản phẩm phát hiện ra một đầu kim bị gãy còn dính ở trong tấm lót giày thì ngay sau đó, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã lên tiếng, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất bồi thường với mức cụ thể. Nghĩa là nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm họ làm ra.
Ở Mỹ chẳng hạn, nếu như gặp phải hiện tượng như trên thì người tiêu dùng sẵn sàng tẩy chay sản phẩm. Theo tôi, đó là những hành động thiết thực của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để luật này thực sự đi vào đời sống thì Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được xác định địa vị pháp lý cụ thể, việc quy định trách nhiệm của họ đối với người tiêu dùng cần phải được làm rõ hơn.
- Nếu người tiêu dùng mua hàng hóa trong siêu thị thì trên sản phẩm thường có dán nhãn mác ghi rõ nhà sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, thời hạn sử dụng.... để nếu như có vấn đề gì về sản phẩm hay sức khỏe thì họ còn biết địa chỉ mà đến khiếu nại. Nhưng sẽ có trường hợp một bà nội trợ đi làm về tạt qua bên đường mua cân thịt về dùng, và sau khi ăn xong bị tổn hại sức khỏe do sản phẩm ôi thiu. Lúc đó họ biết tìm người bán ở đâu để mà khiếu nại, thưa bà?
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Theo tôi phải có hai thiết chế. Thứ nhất là Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có đủ sức mạnh, tiếng nói. Sự can thiệp của họ là trực tiếp và có tác dụng ngay. Bên cạnh đó phải đề cập đến mối quan hệ gắn liền giữa tổ chức này với các cơ quan quản lý nhà nước.
Tôi muốn đề cập và ví dụ đến sự cố lỗi phanh xe ôtô vừa qua của một hãng xe hơi nổi tiếng. Ở Mỹ, khi biết sự việc, các cơ quan nhà nước của họ lập tức triệu hồi người chịu trách nhiệm chính của hãng xe này sang Mỹ để giải trình, xin lỗi và tiến hành những bước khắc phục hậu quả. Những ví dụ đó rất cần được nghiên cứu cụ thể trong quá trình xây dựng dự thảo Luật này, làm sao cho nó thiết thực hơn, làm sao để quyền lợi người tiêu dùng của chúng ta được bảo vệ một cách hợp pháp.
- Xin cảm ơn bà./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ bên hành lang kỳ họp, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng, để Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu quả thiết thực thì cần quy định rõ địa vị pháp lý, chức năng là gì, nguồn kinh phí hoạt động như thế nào...
- Các tổ chức hội ra đời thường hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Nhưng trong dự thảo có đề cập đến việc nhà nước cấp kinh phí cho Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bà có ý kiến ra sao về điều này?
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Hiện nay, việc giao dịch, buôn bán, trao đổi trong cộng đồng dân cư với nhiều hình thức rất phong phú. Người tiêu dùng cũng không chỉ giới hạn là người tham gia mua bán một loại sản phẩm cụ thể mà còn có người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ.
Tại thời điểm hiện tại, chúng ta chưa có một tổ chức nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Mặc dù ở một số luật cũng có đề cập đến quyền của người tiêu dùng nhưng nó chưa thành luật cụ thể nên chưa chặt chẽ. Vì vậy mới có tình trạng người tiêu dùng bị vi phạm quyền lợi của mình. Hoặc khi có những tranh chấp, khiếu kiện, thắc mắc thì người tiêu dùng Việt Nam chưa biết được rằng họ sẽ đưa kiến nghị đến cơ quan nào và định chế nào để giải quyết mâu thuẫn đấy.
Sự ra đời của Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cách thức tổ chức và xác định địa vị trong xã hội của tổ chức này thì lại là vấn đề phải nói rất kỹ. Nếu Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một tổ chức xã hội thì sẽ có nguyên tắc hoạt động, Nhà nước không phải cấp kinh phí. Nhưng nếu tổ chức này lại là một bộ phận trong cấp bộ, cấp sở, ban ngành thì câu hỏi đặt ra là liệu tổ chức hành chính của chúng ta có bị phình to ra hay không?.
- Vừa qua có một số vụ việc người tiêu dùng khiếu nại doanh nghiệp sản xuất về chất lượng hàng mà họ đã mua không đảm bảo nhưng dường như phần lớn chưa được giải quyết thỏa đáng...
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bây giờ đang dự thảo. Chúng ta chưa có chế tài thực sự rõ ràng, cho nên trong những vụ việc như trên thì người chịu thiệt hại vẫn là người tiêu dùng trực tiếp.
Theo tôi được biết thì ở những nước phát triển, quyền của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất mạnh. Ví dụ như ở Nhật Bản, có những trường hợp đã xảy ra trên thực tiễn, một số doanh nghiệp xuất khẩu giày dép sang đó, khi người tiêu dùng của họ mua sản phẩm phát hiện ra một đầu kim bị gãy còn dính ở trong tấm lót giày thì ngay sau đó, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã lên tiếng, đồng thời yêu cầu nhà sản xuất bồi thường với mức cụ thể. Nghĩa là nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với sản phẩm họ làm ra.
Ở Mỹ chẳng hạn, nếu như gặp phải hiện tượng như trên thì người tiêu dùng sẵn sàng tẩy chay sản phẩm. Theo tôi, đó là những hành động thiết thực của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để luật này thực sự đi vào đời sống thì Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được xác định địa vị pháp lý cụ thể, việc quy định trách nhiệm của họ đối với người tiêu dùng cần phải được làm rõ hơn.
- Nếu người tiêu dùng mua hàng hóa trong siêu thị thì trên sản phẩm thường có dán nhãn mác ghi rõ nhà sản xuất, địa chỉ, số điện thoại, thời hạn sử dụng.... để nếu như có vấn đề gì về sản phẩm hay sức khỏe thì họ còn biết địa chỉ mà đến khiếu nại. Nhưng sẽ có trường hợp một bà nội trợ đi làm về tạt qua bên đường mua cân thịt về dùng, và sau khi ăn xong bị tổn hại sức khỏe do sản phẩm ôi thiu. Lúc đó họ biết tìm người bán ở đâu để mà khiếu nại, thưa bà?
Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Theo tôi phải có hai thiết chế. Thứ nhất là Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có đủ sức mạnh, tiếng nói. Sự can thiệp của họ là trực tiếp và có tác dụng ngay. Bên cạnh đó phải đề cập đến mối quan hệ gắn liền giữa tổ chức này với các cơ quan quản lý nhà nước.
Tôi muốn đề cập và ví dụ đến sự cố lỗi phanh xe ôtô vừa qua của một hãng xe hơi nổi tiếng. Ở Mỹ, khi biết sự việc, các cơ quan nhà nước của họ lập tức triệu hồi người chịu trách nhiệm chính của hãng xe này sang Mỹ để giải trình, xin lỗi và tiến hành những bước khắc phục hậu quả. Những ví dụ đó rất cần được nghiên cứu cụ thể trong quá trình xây dựng dự thảo Luật này, làm sao cho nó thiết thực hơn, làm sao để quyền lợi người tiêu dùng của chúng ta được bảo vệ một cách hợp pháp.
- Xin cảm ơn bà./.
Vũ Anh Minh (Vietnam+)