Xây dựng Trung tâm lưu trữ Bảo tàng ảnh quốc gia

Bảo tàng ảnh tại Việt Nam là bảo tàng chuyên ngành, độc đáo chưa từng có ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, vừa được hoàn thành.
Ngày 8/11, tại Hà Nội, Cục Di sản (Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch) cùng Phái đoàn Wallonie - Bruxelles (Vương quốc Bỉ) và HộiNghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò di sản và Bảo tàngảnh trong cuộc sống đương đại” và giới thiệu về Trung tâm Lưu trữ Bảo tàng ảnhquốc gia.

Thời gian gần đây, Việt Nam đã được sự giúp đỡ của Cộng đồng người Bỉ nóitiếng Pháp và vùng Wallonie - Bruxelles, đặc biệt là Bảo tàng ảnh Charleroi(Bỉ), hỗ trợ, tư vấn về chính sách bảo vệ di sản ảnh và xây dựng Bảo tàng ảnhtại Việt Nam. Đây là bảo tàng chuyên ngành, độc đáo chưa từng có ở Việt Nam vàkhu vực Đông Nam Á, vừa được hoàn thành.

Tòa nhà Bảo tàng ảnh quốc gia cao 8 tầng, rộng 1.200m2, diện tích sử dụng3.825m2, cách trung tâm Hà Nội 10km, nằm trong khu cơ quan hành chính (vùngTrung Hòa, Cầu Giấy), thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, bảo tàng ảnh, các hoạt độnggiao lưu, truyền thông, tổ chức sự kiện, đào tạo nhiếp ảnh, sản xuất ảnh. Thờigian tới, có thể gọi đây là “ngân hàng” lưu trữ ảnh của cả nước và là nơi giaolưu của các nhiếp ảnh gia, nơi mua bán, trao đổi ảnh không chỉ trong nước vàphục vụ khách quốc tế.

Đặc biệt, hiện nay, kho tàng ảnh của Thông tấn xã Việt Nam là nơi lưu trữrất nhiều tư liệu ảnh quý báu, nhưng thời gian qua vẫn chưa có điều kiện đểtrưng bày. Bảo tàng ảnh sẽ đóng góp phần nào làm cầu nối để đưa những tư liệunày đến công chúng.

Bà Pascale Delcomminette, Chánh Văn phòng Thủ hiến Wallonie - Bruxelles(Bỉ) chia sẻ thời gian tới, nhiệm vụ quan trọng cần đặt ra là ngoài vấn đề lưugiữ, cần nghĩ tới việc đóng góp của di sản ảnh trong công tác giáo dục, tổ chứccác đoàn tham quan đến từ các trường học. Cần biến nơi đây là nơi trung tâm gặpgỡ, giao lưu trao đổi để giới văn nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia sinh hoạt và hoạt độngvăn hóa.

Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam cho biết ýtưởng của Hội là sẽ biến đây thành Trung tâm Lưu trữ Bảo tàng ảnh Quốc gia, hoạtđộng với nhiều chức năng chứ không riêng lĩnh vực bảo tàng ảnh.

Hội thảo "Vai trò di sản và Bảo tàng ảnh trong cuộc sống đương đại” khẳngđịnh di sản ảnh là một bộ phận tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuậtquan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay di sản ảnh chưathực sự được quan tâm để bảo vệ một cách có chiến lược và kế hoạch.

Việt Nam cũng như toàn nhân loại sẽ rất thiệt thòi nếu như loại hình disản này bị mai một do sự lãng quên hoặc thiếu sự gắn kết để bảo vệ. Vì vậy, nócần được giới thiệu và sử dụng để phục vụ đời sống xã hội, là điều kiện để conngười học tập, thưởng thức văn hóa./.

Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Mùa giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2024 có 30 giải Khuyến khích, 18 giải C, 14 giải B và 6 giải A các thể loại và 2 giải thưởng Chuyên đề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Giải Báo chí TTXVN: Ghi nhận nỗ lực và sự dấn thân của các nhà báo

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định nhiều tác phẩm đoạt giải là thành quả của sự dấn thân, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị sản xuất thông tin với các cơ quan thường trú trong và ngoài nước; nhiều tác giả đã nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại để truyền tải tới công chúng những thông điệp quan trọng bằng các tác phẩm đa phương tiện hết sức mới mẻ.

Các nhà báo lão thành chia sẻ về ký ức đầy tự hào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bản hùng ca của ngành Thông tấn cách mạng Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên trung, các nhà báo Thông tấn đã có mặt ở khắp các chiến trường, phản ánh sinh động cuộc chiến anh dũng của quân dân ta.