Ngày 16/9, phiên tòa xét xử vụ tiêu cực tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (Vinapco) được bắt đầu bằng phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố trước Tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với 11 bị cáo.
Cụ thể, hai bị cáo Nguyễn Viết Hoa và Lê Anh Văn cùng bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù, Lê Mạnh Hà bị đề nghị từ 7- 8 năm tù, Lương Văn Hưng 6-7 năm tù. Năm bị cáo gồm Bùi Văn Bình, Đỗ Đình Tư, Lê Tiến Long, Đỗ Sỹ Huấn và Trần Đình Châu cùng mức án từ 5-6 năm tù.
Do chỉ bị truy tố ở khoản 1 và 2 của điều luật, bị cáo Trần Mạnh Dũng có mức án đề nghị từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và Đoàn Minh Phương mức án từ 20-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Viện Kiểm sát nhận định, mặc dù tại tòa, các bị cáo đều phủ nhận những lời khai trước đây tại cơ quan điều tra, tuy nhiên, sau khi xem xét toàn bộ quá trình xảy ra vụ án và tài liệu có trong hồ sơ, thấy có đủ cơ sở kết tội các bị cáo về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” theo quy định tại điều 281-BLHS.
Lợi dụng vị trí công tác quan trọng trong Vinapco, các bị cáo này đã gây lãng phí thất thoát, thiệt hại cho Vinapco nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội.
Trong số 11 bị cáo, Viện Kiểm sát cho rằng 2 bị cáo Nguyễn Viết Hoa và Lê Anh Văn là 2 bị cáo đầu vụ, chủ mưu thực hiện hành vi vi phạm, nên cần phải bị áp dụng mức án cao hơn các bị cáo còn lại.
Đáp lại quan điểm luận tội của Viện Kiểm sát, phần lớn các luật sư bào chữa tại phiên tòa đều xoáy sâu vào việc vụ án không xác định được rõ hậu quả, mức độ thiệt hại gây ra từ hành vi vi phạm của các bị cáo.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lê Tuấn Long) phân tích, việc cơ quan tố tụng xác định Vinapco là nguyên đơn dân sự trong vụ án, nhưng ngay tại tòa, mặc dù không dưới một lần được hội đồng xét xử nhắc nhở về việc đưa ra yêu cầu bồi thường, nhưng đại diện công ty này không đưa ra bất cứ yêu cầu, đề nghị cũng như những tài liệu, chứng cứ thể hiện thiệt hại của mình.
Cũng theo luật sư Thiệp, cơ quan kiểm sát vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng, bởi trong điều 72 - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất rõ: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.” Nhưng thực tế cho thấy, hầu hết các bị cáo bị kết tội đều căn cứ vào những lời khai, thậm chí chỉ là một lời nhận tội.
Ở một khía cạnh khác, luật sư Hằng Nga (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hầu hết nội dung trong cáo trạng chỉ mang tính chung chung, không thuyết phục. Đơn cử như việc, cơ quan truy tố xác định tỷ lệ hao hụt là 0,9% đến 0,99% là cao, nhưng lại không đưa ra mức quy định cho phép hao hụt là bao nhiêu, vượt quy chuẩn là bao nhiêu…
Ngày 17/9, phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần đối đáp của luật sư, bị cáo với Viện Kiểm sát./.
Cụ thể, hai bị cáo Nguyễn Viết Hoa và Lê Anh Văn cùng bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù, Lê Mạnh Hà bị đề nghị từ 7- 8 năm tù, Lương Văn Hưng 6-7 năm tù. Năm bị cáo gồm Bùi Văn Bình, Đỗ Đình Tư, Lê Tiến Long, Đỗ Sỹ Huấn và Trần Đình Châu cùng mức án từ 5-6 năm tù.
Do chỉ bị truy tố ở khoản 1 và 2 của điều luật, bị cáo Trần Mạnh Dũng có mức án đề nghị từ 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và Đoàn Minh Phương mức án từ 20-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Viện Kiểm sát nhận định, mặc dù tại tòa, các bị cáo đều phủ nhận những lời khai trước đây tại cơ quan điều tra, tuy nhiên, sau khi xem xét toàn bộ quá trình xảy ra vụ án và tài liệu có trong hồ sơ, thấy có đủ cơ sở kết tội các bị cáo về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ” theo quy định tại điều 281-BLHS.
Lợi dụng vị trí công tác quan trọng trong Vinapco, các bị cáo này đã gây lãng phí thất thoát, thiệt hại cho Vinapco nhiều tỷ đồng, ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội.
Trong số 11 bị cáo, Viện Kiểm sát cho rằng 2 bị cáo Nguyễn Viết Hoa và Lê Anh Văn là 2 bị cáo đầu vụ, chủ mưu thực hiện hành vi vi phạm, nên cần phải bị áp dụng mức án cao hơn các bị cáo còn lại.
Đáp lại quan điểm luận tội của Viện Kiểm sát, phần lớn các luật sư bào chữa tại phiên tòa đều xoáy sâu vào việc vụ án không xác định được rõ hậu quả, mức độ thiệt hại gây ra từ hành vi vi phạm của các bị cáo.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Lê Tuấn Long) phân tích, việc cơ quan tố tụng xác định Vinapco là nguyên đơn dân sự trong vụ án, nhưng ngay tại tòa, mặc dù không dưới một lần được hội đồng xét xử nhắc nhở về việc đưa ra yêu cầu bồi thường, nhưng đại diện công ty này không đưa ra bất cứ yêu cầu, đề nghị cũng như những tài liệu, chứng cứ thể hiện thiệt hại của mình.
Cũng theo luật sư Thiệp, cơ quan kiểm sát vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng, bởi trong điều 72 - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rất rõ: “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội.” Nhưng thực tế cho thấy, hầu hết các bị cáo bị kết tội đều căn cứ vào những lời khai, thậm chí chỉ là một lời nhận tội.
Ở một khía cạnh khác, luật sư Hằng Nga (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hầu hết nội dung trong cáo trạng chỉ mang tính chung chung, không thuyết phục. Đơn cử như việc, cơ quan truy tố xác định tỷ lệ hao hụt là 0,9% đến 0,99% là cao, nhưng lại không đưa ra mức quy định cho phép hao hụt là bao nhiêu, vượt quy chuẩn là bao nhiêu…
Ngày 17/9, phiên tòa tiếp tục tranh luận với phần đối đáp của luật sư, bị cáo với Viện Kiểm sát./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)