Nhiều tháng qua công ty Duyên Hải Bạc Liêu đã gửi đơn khẩn cấp đến ngành chức năng về việc “di dời” các hộ dân bao chiếm đất trái phép.
Tuy nhiên, dù đã có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhưng đến nay những hộ trên vẫn “bất di bất dịch,” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
Trước sự việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Hoàng Bê đã chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng có liên quan nhanh chóng cưỡng chế các hộ đang chiếm đất trái phép của công ty Duyên Hải Bạc Liêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tổ chức lại sản xuất. Tuy nhiên, các hộ này cố tình không di dời.
Công ty Duyên Hải Bạc Liêu (phường Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu) có 100% vốn nước ngoài, được Chính phủ Việt Nam cho thuê từ năm 1994 với hơn 777ha để nuôi tôm trong thời gian 50 năm.
Sau thời gian làm ăn không lãi, công ty tạm thời ngừng hoạt động, cũng từ đó nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh đến bao chiếm đất để sản xuất, sang bán, không những gây thiệt hại cho công ty mà còn làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn bất ổn.
Theo ông Đặng Công Danh, Phó Giám đốc công ty Duyên Hải, trong thời gian qua, lần lượt toàn bộ các ao nuôi tôm của công ty đã bị chiếm hết.
Không chỉ bao chiếm đất nuôi tôm, nhiều hộ dân còn ngang nhiên tháo gỡ nhiều thiết bị máy móc, xe ủi, xe cuốc, máy bơm nước… đem bán phế liệu làm thiệt hại cho công ty nhiều tỷ đồng.
Do diện tích rộng, máy móc nhiều, nhưng cán bộ, nhân viên công ty ít người nên không thể quản lý được tài sản.
Ông Trần Kia, Tổng giám đốc công ty Duyên Hải cho biết hiện tại có hơn 100 hộ dân vào bao chiếm hết phần đất của công ty, mặc dù trước đó chính quyền địa phương đã buộc các hộ dân cam kết trả đất lại cho công ty trước năm 2010.
Nhưng đến nay, không những các hộ dân này chưa chịu trả đất mà còn tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đào bới nham nhở toàn bộ diện tích đất của công ty.
Ngoài bao chiếm sản xuất, họ còn tự tiện sang bán cho nhau, làm thiệt hại nặng cho công ty./.
Tuy nhiên, dù đã có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhưng đến nay những hộ trên vẫn “bất di bất dịch,” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
Trước sự việc này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Hoàng Bê đã chỉ đạo các địa phương, ngành chức năng có liên quan nhanh chóng cưỡng chế các hộ đang chiếm đất trái phép của công ty Duyên Hải Bạc Liêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tổ chức lại sản xuất. Tuy nhiên, các hộ này cố tình không di dời.
Công ty Duyên Hải Bạc Liêu (phường Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu) có 100% vốn nước ngoài, được Chính phủ Việt Nam cho thuê từ năm 1994 với hơn 777ha để nuôi tôm trong thời gian 50 năm.
Sau thời gian làm ăn không lãi, công ty tạm thời ngừng hoạt động, cũng từ đó nhiều hộ dân trong và ngoài tỉnh đến bao chiếm đất để sản xuất, sang bán, không những gây thiệt hại cho công ty mà còn làm cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn bất ổn.
Theo ông Đặng Công Danh, Phó Giám đốc công ty Duyên Hải, trong thời gian qua, lần lượt toàn bộ các ao nuôi tôm của công ty đã bị chiếm hết.
Không chỉ bao chiếm đất nuôi tôm, nhiều hộ dân còn ngang nhiên tháo gỡ nhiều thiết bị máy móc, xe ủi, xe cuốc, máy bơm nước… đem bán phế liệu làm thiệt hại cho công ty nhiều tỷ đồng.
Do diện tích rộng, máy móc nhiều, nhưng cán bộ, nhân viên công ty ít người nên không thể quản lý được tài sản.
Ông Trần Kia, Tổng giám đốc công ty Duyên Hải cho biết hiện tại có hơn 100 hộ dân vào bao chiếm hết phần đất của công ty, mặc dù trước đó chính quyền địa phương đã buộc các hộ dân cam kết trả đất lại cho công ty trước năm 2010.
Nhưng đến nay, không những các hộ dân này chưa chịu trả đất mà còn tổ chức sản xuất với quy mô lớn, đào bới nham nhở toàn bộ diện tích đất của công ty.
Ngoài bao chiếm sản xuất, họ còn tự tiện sang bán cho nhau, làm thiệt hại nặng cho công ty./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)