Tại buổi giao ban xuất nhập khẩu do Bộ Công Thương tổ chức ngày 1/10, ông Lê Văn Đạo - Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết trong tháng Chín, xuất khẩu dệt may đạt hơn 1 tỷ USD nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chín tháng lên hơn 8 tỷ USD, tăng hơn 20,6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Lê Văn Đạo, cả năm ngành dệt may hoàn toàn có khả năng đạt và vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD.
Trong chín tháng qua, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may là thấy rõ, thị trường EU sau thời gian tụt giảm cũng đang dần hồi phục. Thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng thuận lợi, có nhiều đơn hàng nhất.
Trong bối cảnh ngành không có nhiều đầu tư, lao động không tăng nhưng ba tháng liền xuất khẩu dệt may đạt trên 1 tỷ USD.
Ông Lê Văn Đạo cho biết hiện các doanh nghiệp dệt may đều có đơn hàng đến hết năm, thậm chí đến cả đầu năm 2011. Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc tăng rất cao, đến hơn 80%, do tác động của Hiệp định tự do thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Đây là thành công trong đàm phán của Việt Nam với Hàn Quốc, khâu cắt và may được hưởng thuế ưu đãi.
Dù cũng ký Hiệp định tương tự với Nhật Bản, nhưng thị trường này không tăng trưởng cao bằng do những quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ.
Với mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt từ 19 đến 19,5 tỷ USD; năm 2020 khoảng 25 đến 27 tỷ USD, Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết ngành đang tích cực triển khai Nghị định 36 của Chính phủ phát triển các chương trình lớn là sản xuất 1 tỷ mét vải xuất khẩu, phát triển cây bông và cây có sợi để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
Hiện ngành đã và đang đi đầu trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, có hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm ở 64 tỉnh thành, đồng thời đã mở hệ thống đại lý ở Lào và Campuchia./.
Theo ông Lê Văn Đạo, cả năm ngành dệt may hoàn toàn có khả năng đạt và vượt mục tiêu 10,5 tỷ USD.
Trong chín tháng qua, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may là thấy rõ, thị trường EU sau thời gian tụt giảm cũng đang dần hồi phục. Thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng thuận lợi, có nhiều đơn hàng nhất.
Trong bối cảnh ngành không có nhiều đầu tư, lao động không tăng nhưng ba tháng liền xuất khẩu dệt may đạt trên 1 tỷ USD.
Ông Lê Văn Đạo cho biết hiện các doanh nghiệp dệt may đều có đơn hàng đến hết năm, thậm chí đến cả đầu năm 2011. Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hàn Quốc tăng rất cao, đến hơn 80%, do tác động của Hiệp định tự do thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN. Đây là thành công trong đàm phán của Việt Nam với Hàn Quốc, khâu cắt và may được hưởng thuế ưu đãi.
Dù cũng ký Hiệp định tương tự với Nhật Bản, nhưng thị trường này không tăng trưởng cao bằng do những quy định nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ.
Với mục tiêu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt từ 19 đến 19,5 tỷ USD; năm 2020 khoảng 25 đến 27 tỷ USD, Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết ngành đang tích cực triển khai Nghị định 36 của Chính phủ phát triển các chương trình lớn là sản xuất 1 tỷ mét vải xuất khẩu, phát triển cây bông và cây có sợi để tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
Hiện ngành đã và đang đi đầu trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, có hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm ở 64 tỉnh thành, đồng thời đã mở hệ thống đại lý ở Lào và Campuchia./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)