Sau mức sụt giảm 10% so với kế hoạch trong năm 2012 thì chỉ tiêu đưa 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay tiếp tục là một bài toán khó, khi mà các thị trường cũ và mới đều vẫn chưa thông.
Khơi thông thị trường đang bế tắc
Những thị trường truyền thống nhận nhiều lao động Việt Nam hiện đang bế tắc khiến hơn 10.000 người mất cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế, việc khôi phục, chấn chỉnh lại các thị trường sẽ được tập trung giải quyết trong năm 2013.
Đầu năm 2012, tình trạng bất ổn chính trị ở Lybia tiếp tục khiến một lượng lớn lao động không thể sang thị trường này. Còn tại Hàn Quốc, do tình trạng lao động bất hợp pháp cao nên nước này đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam khiến hơn 12.000 lao động mất cơ hội.
Dự kiến vào tháng 2 tới, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc sẽ công bố hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013. Nếu lệnh dừng tuyển lao động không được dỡ bỏ đồng nghĩa với việc 12.000-15.000 lao động Việt Nam không thể sang thị trường này trong năm 2013.
Theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), riêng thị trường Hàn Quốc, nếu ta không giảm thiểu được tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp một cách liên tục và bền vững thì lao động mới chắc chắn không có cơ hội trong năm nay.
Đây đang là một thách thức rất lớn đối với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Mặc dù đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích lao động cư trú bất hợp pháp, lao động hết hạn hợp đồng trở về nước nhưng do chính sách thì phổ biến ở Việt Nam trong khi đối tượng chính sách thì ở Hàn Quốc nên hiệu quả của việc tuyên truyển còn hạn chế.
Cùng với nỗ lực nối lại thị trường lao động Hàn Quốc, kế hoạch đưa lao động trở lại Libya làm việc cũng đang được chú trọng. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho biết Libya là thị trường hấp dẫn nhờ thu nhập cao, bình quân 10 triệu đồng/tháng đối với lao động phổ thông.
“Hiện nay, đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đưa lao động trở lại Libya, nhưng phải làm chặt chẽ, bảo đảm việc làm, thu nhập, an toàn cho người lao động. Dự kiến, năm 2013, cả nước sẽ đưa khoảng 5.000 lao động sang nước này,” ông Đào Công Hải cho biết.
Không chỉ các thị trường tạm ngừng tiếp nhận lao động tạo nên khó khăn mà ngay cả những thị trường vẫn tiếp nhận cũng nảy sinh khó khăn mới. Chẳng hạn, thị trường Đài Loan tiếp nhận nhiều nhất trong năm 2012, nay tăng phí môi giới lên rất cao khiến người lao động lo lắng.
Trước thực trạng này, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết trong năm 2012, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra, chấn chỉnh các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan, đặc biệt Bộ đã có văn bản quy định mức phí đi Đài Loan xuống còn 4.500 USD.
“Sang năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục đặc biệt giám sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhất là sang Đài Loan, Malaysia… để chấn chỉnh kịp thời vf sẽ thực hiện công bố các địa chỉ tin cậy đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hạn chế tình trạng lừa đảo,” ông Lê Văn Thanh cho hay.
Đẩy mạnh đưa lao động có tay nghề
Ngay từ đầu năm 2013 này, bên cạnh những thị trường truyền thống, có thu nhập cao, an toàn, phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam, Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặc biệt chú trọng tìm giải pháp mở thêm các thị trường mới với nhiều ngành nghề khác nhau.
Ngoài việc xuất khẩu lao động phổ thông là chủ yếu, hiện nay Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang thực hiện thí điểm đưa lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển.
Sau khi thí điểm tuyển chọn đào tạo 150 y tá, điều dưỡng sang Nhật Bản, Bộ vừa ký thỏa thuận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam thực hiện chương trình thí điểm đưa 100 điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già, với mức lương từ 50-55 triệu đồng/tháng. Arập Xêút cũng đã đặt vấn đề tiếp nhận y tá, điều dưỡng Việt Nam, từ đó mở rộng sang các ngành nghề khác.
“Trong năm 2013, chúng tôi thúc đẩy ký hiệp định hợp tác quan hệ lao động Việt Nam-Liên bang Nga. Điều then chốt cần phải trang bị cho lao động là trình độ ngoại ngữ. Đây là điểm yếu nhất của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài”, ông Lê Văn Thanh nói.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng khuyến cáo rằng xuất khẩu lao động có tay nghề, kỹ thuật cao cần được đầu tư lâu dài vì yêu cầu của các nước tiếp nhận cao, thời gian đào tạo tiếng lâu, số lượng lao động tiếp nhận thời gian ban đầu chưa nhiều./.
Khơi thông thị trường đang bế tắc
Những thị trường truyền thống nhận nhiều lao động Việt Nam hiện đang bế tắc khiến hơn 10.000 người mất cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Vì thế, việc khôi phục, chấn chỉnh lại các thị trường sẽ được tập trung giải quyết trong năm 2013.
Đầu năm 2012, tình trạng bất ổn chính trị ở Lybia tiếp tục khiến một lượng lớn lao động không thể sang thị trường này. Còn tại Hàn Quốc, do tình trạng lao động bất hợp pháp cao nên nước này đã tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam khiến hơn 12.000 lao động mất cơ hội.
Dự kiến vào tháng 2 tới, Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc sẽ công bố hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013. Nếu lệnh dừng tuyển lao động không được dỡ bỏ đồng nghĩa với việc 12.000-15.000 lao động Việt Nam không thể sang thị trường này trong năm 2013.
Theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), riêng thị trường Hàn Quốc, nếu ta không giảm thiểu được tỉ lệ lao động cư trú bất hợp pháp một cách liên tục và bền vững thì lao động mới chắc chắn không có cơ hội trong năm nay.
Đây đang là một thách thức rất lớn đối với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Mặc dù đã triển khai nhiều chính sách khuyến khích lao động cư trú bất hợp pháp, lao động hết hạn hợp đồng trở về nước nhưng do chính sách thì phổ biến ở Việt Nam trong khi đối tượng chính sách thì ở Hàn Quốc nên hiệu quả của việc tuyên truyển còn hạn chế.
Cùng với nỗ lực nối lại thị trường lao động Hàn Quốc, kế hoạch đưa lao động trở lại Libya làm việc cũng đang được chú trọng. Ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho biết Libya là thị trường hấp dẫn nhờ thu nhập cao, bình quân 10 triệu đồng/tháng đối với lao động phổ thông.
“Hiện nay, đã có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đưa lao động trở lại Libya, nhưng phải làm chặt chẽ, bảo đảm việc làm, thu nhập, an toàn cho người lao động. Dự kiến, năm 2013, cả nước sẽ đưa khoảng 5.000 lao động sang nước này,” ông Đào Công Hải cho biết.
Không chỉ các thị trường tạm ngừng tiếp nhận lao động tạo nên khó khăn mà ngay cả những thị trường vẫn tiếp nhận cũng nảy sinh khó khăn mới. Chẳng hạn, thị trường Đài Loan tiếp nhận nhiều nhất trong năm 2012, nay tăng phí môi giới lên rất cao khiến người lao động lo lắng.
Trước thực trạng này, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết trong năm 2012, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra, chấn chỉnh các doanh nghiệp đưa lao động sang Đài Loan, đặc biệt Bộ đã có văn bản quy định mức phí đi Đài Loan xuống còn 4.500 USD.
“Sang năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục đặc biệt giám sát hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nhất là sang Đài Loan, Malaysia… để chấn chỉnh kịp thời vf sẽ thực hiện công bố các địa chỉ tin cậy đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài hạn chế tình trạng lừa đảo,” ông Lê Văn Thanh cho hay.
Đẩy mạnh đưa lao động có tay nghề
Ngay từ đầu năm 2013 này, bên cạnh những thị trường truyền thống, có thu nhập cao, an toàn, phù hợp với điều kiện lao động Việt Nam, Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặc biệt chú trọng tìm giải pháp mở thêm các thị trường mới với nhiều ngành nghề khác nhau.
Ngoài việc xuất khẩu lao động phổ thông là chủ yếu, hiện nay Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang thực hiện thí điểm đưa lao động có tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển.
Sau khi thí điểm tuyển chọn đào tạo 150 y tá, điều dưỡng sang Nhật Bản, Bộ vừa ký thỏa thuận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức tại Việt Nam thực hiện chương trình thí điểm đưa 100 điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già, với mức lương từ 50-55 triệu đồng/tháng. Arập Xêút cũng đã đặt vấn đề tiếp nhận y tá, điều dưỡng Việt Nam, từ đó mở rộng sang các ngành nghề khác.
“Trong năm 2013, chúng tôi thúc đẩy ký hiệp định hợp tác quan hệ lao động Việt Nam-Liên bang Nga. Điều then chốt cần phải trang bị cho lao động là trình độ ngoại ngữ. Đây là điểm yếu nhất của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài”, ông Lê Văn Thanh nói.
Tuy nhiên, ông Thanh cũng khuyến cáo rằng xuất khẩu lao động có tay nghề, kỹ thuật cao cần được đầu tư lâu dài vì yêu cầu của các nước tiếp nhận cao, thời gian đào tạo tiếng lâu, số lượng lao động tiếp nhận thời gian ban đầu chưa nhiều./.
Hồng Kiều (Vietnam+)