Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) Trương Đình Hòe cho biết, năm 2012, dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vẫn phải đối mặt với khó khăn về nguyên liệu, thị trường và chất lượng an toàn vệ sinh, tuy nhiên “cơn khát” nguyên liệu đối với một số mặt hàng như tôm, cá ngừ sẽ được cải thiện.
Theo phân tích từ Vasep tại Hội nghị Tổng kết xuất khẩu thủy sản tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh chiều 6/1, năm 2012, nguồn tôm nguyên liệu trong nước sẽ ổn định hơn nhờ sự góp mặt của tôm chân trắng và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các đợt dịch bệnh tôm sú năm 2011.
Trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao. Mỹ và Nhật Bản có xu hướng tăng nhập khẩu sản phẩm giá trị gia tăng và giảm nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tôm tại EU sẽ không thật sự khả quan do nền kinh tế tại nhiều nước châu Âu còn khó khăn sau khủng hoảng. Đối với nguồn nguyên liệu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong nước sẽ tăng khá, nhưng Vasep cho biết các doanh nghiệp sẽ vẫn phải nhập khẩu nhiều mực và bạch tuộc. Dự báo giá trị xuất khẩu các sản phẩm này sẽ tăng trở lại tại các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... vào nửa cuối năm.
Bên cạnh đó Canada , Australia, Nga… tiếp tục là những thị trường mới cho hải sản Việt Nam.
Riêng đối với mặt hàng cá tra, dự báo của Vasep cho thấy nguồn nguyên liệu năm 2012 sẽ tiếp tục thiếu vào những tháng trái vụ và giá cá tra nguyên liệu vẫn có thể đạt mức đỉnh của năm 2011 (29.000-29.500 đồng/kg).
Nhiều khả năng giá cá tra nguyên liệu sẽ tiếp tục giảm trong quý I vì nhu cầu thị trường đang xuống thấp và đúng vụ thu hoạch cá nuôi của doanh nghiệp. Vì vậy, trong năm 2012, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần giữ ổn định về sản lượng và diện tích nuôi cá tra tập trung, nâng cao chất lượng gia tăng giá trị mặt hàng này.
Năm 2012, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước sẽ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với năm 2011, trong đó cá tra sẽ đem về 1,8-2 tỷ USD với xu hướng cá phi lê đông lạnh là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 95% tỷ trọng cá tra xuất khẩu; tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD và xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác đạt mức 2 tỷ USD./.
Theo phân tích từ Vasep tại Hội nghị Tổng kết xuất khẩu thủy sản tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh chiều 6/1, năm 2012, nguồn tôm nguyên liệu trong nước sẽ ổn định hơn nhờ sự góp mặt của tôm chân trắng và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các đợt dịch bệnh tôm sú năm 2011.
Trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ tôm tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn cao. Mỹ và Nhật Bản có xu hướng tăng nhập khẩu sản phẩm giá trị gia tăng và giảm nhập khẩu tôm nguyên liệu.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tôm tại EU sẽ không thật sự khả quan do nền kinh tế tại nhiều nước châu Âu còn khó khăn sau khủng hoảng. Đối với nguồn nguyên liệu cá ngừ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong nước sẽ tăng khá, nhưng Vasep cho biết các doanh nghiệp sẽ vẫn phải nhập khẩu nhiều mực và bạch tuộc. Dự báo giá trị xuất khẩu các sản phẩm này sẽ tăng trở lại tại các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản... vào nửa cuối năm.
Bên cạnh đó Canada , Australia, Nga… tiếp tục là những thị trường mới cho hải sản Việt Nam.
Riêng đối với mặt hàng cá tra, dự báo của Vasep cho thấy nguồn nguyên liệu năm 2012 sẽ tiếp tục thiếu vào những tháng trái vụ và giá cá tra nguyên liệu vẫn có thể đạt mức đỉnh của năm 2011 (29.000-29.500 đồng/kg).
Nhiều khả năng giá cá tra nguyên liệu sẽ tiếp tục giảm trong quý I vì nhu cầu thị trường đang xuống thấp và đúng vụ thu hoạch cá nuôi của doanh nghiệp. Vì vậy, trong năm 2012, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần giữ ổn định về sản lượng và diện tích nuôi cá tra tập trung, nâng cao chất lượng gia tăng giá trị mặt hàng này.
Năm 2012, dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước sẽ đạt 6,5 tỷ USD, tăng 0,4 tỷ USD so với năm 2011, trong đó cá tra sẽ đem về 1,8-2 tỷ USD với xu hướng cá phi lê đông lạnh là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 95% tỷ trọng cá tra xuất khẩu; tôm sẽ đạt 2,5 tỷ USD và xuất khẩu các mặt hàng hải sản khác đạt mức 2 tỷ USD./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)